Để đánh giá mức độ tăng trưởng của bé, cha mẹ không thể bỏ qua bảng chiều cao cân nặng của trẻ 2017. Đây là công cụ đắc lực giúp mẹ nắm bắt được thể trạng của con có đang phát triển bình thường so với đúng lứa tuổi hay không, từ đó có những điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho trẻ kịp thời.
Như đã nói, dựa vào bảng chiều cao cân nặng của trẻ 2017 theo chuẩn WHO, mẹ có thể biết được liệu trẻ có đang phát triển tốt hay không. Tuy nhiên mẹ cũng không nên quá lo lắng khi chiều cao, cân nặng của con không đúng với bảng này vì những thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, mỗi đứa trẻ lại có tốc độ tăng trưởng khác nhau. Tốt nhất, để chắc chắn thể trạng của trẻ có đang phát triển bình thường không, mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được yên tâm hơn.
Ngoài ra, theo nhận định từ chuyên gia chỉ số chiều cao và cân nặng chỉ là một trong các yếu tố để đánh giá sự phát triển của trẻ. Mẹ còn cần lưu ý đến các cột mốc phát triển trí tuệ, thể chất của trẻ.
Một vài lưu ý về giai đoạn tăng trưởng của trẻ
- Khi trẻ sinh đủ tháng và thể trạng bình thường, cân nặng lúc mới sinh sẽ nằm trong khoảng 3.2 – 3.8 kg, chiều cao từ 50 – 53 cm. Các bác sĩ Nhi khoa khuyên mẹ nên thường xuyên theo dõi chiều cao, cân nặng của trẻ từ 0 – 12 tháng tuổi.
- Trẻ 6 tháng tuổi có cân nặng nhiều gấp đôi so với lúc vừa sinh.
- Từ 1 – 12 tháng tuổi, cân nặng của bé gái thường thấp hơn một chút so với bé trai nên mẹ không cần quá lo lắng.
Trong giai đoạn từ 1-12 tháng đầu, bé trai có xu hướng nặng cân và cao hơn so với các bé gái
- Trẻ tăng trưởng nhanh nhất vào năm đầu tiên. Trong 6 tháng đầu, trung bình mỗi tháng trẻ cao thêm 2.5 cm, 6 tháng tiếp theo là trung bình 1.5 cm mỗi tháng. Thế nhưng bước sang năm thứ 2 và thứ 3 thì tốc độ tăng trưởng này có xu hướng chậm lại.
- Dù là nguồn sữa khác nhau nhưng trẻ bú mẹ và bú sữa công thức có mức tăng trưởng như nhau trong những tháng đầu sau sinh. Tuy nhiên sang đến tháng thứ 4 trở đi, trẻ uống sữa công thức sẽ tăng trưởng nhanh hơn, những mẹ đừng lầm tưởng điều này đồng nghĩa với việc sữa công thức tốt hơn sữa mẹ.
Các chuyên gia Nhi khoa chỉ ra rằng, so với sữa công thức thì sữa mẹ có thành phần cân đối, đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ. Hơn nữa, dinh dưỡng từ sữa mẹ cũng giúp trẻ hấp thu dễ dàng hơn hẳn so với sữa công thức. Ngoài ra, cho con bú bằng sữa mẹ sẽ giúp trẻ bổ tăng đề kháng một cách hiệu quả, nguồn kháng thể dồi dào trong sữa mẹ không có bất kỳ một loại sữa công thức nào có thể đáp ứng được.
>>> Tin liên quan: Tìm hiểu ngay bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh
Những điều cần lưu ý khi đo chiều cao, cân nặng cho trẻ
Trước khi theo dõi bảng chiều cao cân nặng của trẻ 2017 mẹ cần lưu ý một số điều dưới đây:
- Buổi sáng là thời điểm chính xác nhất trong ngày để đo chiều cao, cân nặng của trẻ
- Trẻ có độ tuổi từ 0-12 tháng có thể ở tư thế nằm ngửa khi đo chiều cao
- Chiều cao của bé trai thường nhỉnh hơn bé gái một chút nên mẹ không cần quá lo lắng về vấn đề này
Ở độ tuổi từ 0 – 12 tháng khi đo chiều cao cho bé, mẹ có thể đặt bé ở tư thế nằm ngửa
- Thời điểm đo cân nặng của bé thích hợp nhất là sau khi bé đi đại tiện, tiểu tiện xong
- Khi cân, mẹ nhớ trừ đi cân nặng bỉm, tã, quần áo (khoảng 200-400 gram)
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ 2017 theo chuẩn WHO
Bảng chiều cao, cân nặng của bé gái 0-5 tuổi
Bảng chiều cao, cân nặng của bé trai 0-5 tuổi
Trên đây là bảng chiều cao cân nặng của trẻ 2017 để tiện cho cha mẹ trong việc theo dõi tốc độ tăng trưởng của con. Ngoài việc theo dõi chiều cao, cân nặng, ở mỗi độ tuổi trẻ cũng cần phát triển những kỹ năng cần thiết như: khả năng vận động ngôn ngữ và nhận thức,… Vì vậy bảng chiều cao cân nặng chỉ là một trong số các tiêu chí giúp mẹ tham khảo để giúp trẻ phát triển tốt hơn. Chúc bé yêu luôn khỏe mạnh, cha mẹ yên tâm!
>>> Có thể mẹ quan tâm: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ 2016 dành cho trẻ 0-5 tuổi