Giấc ngủ của bé 2 tháng tuổi chính là giai đoạn chuyển tiếp. Bé vẫn ăn uống điều nhưng giấc ngủ chợt ít đi khiến không ít cha mẹ thắc mắc bé 2 tháng tuổi ngủ ít có phải vấn đề nghiêm trọng? Đâu là giải pháp toàn diện cho vấn đề này. Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Webmebe mẹ nhé.
Những kiểu ngủ cho bé 2 tháng tuổi ngủ ít
Khi trẻ bắt đầu bước vào tháng thứ 2 sau khi chào đời, bé sẽ bước vào một kiểu ngủ khác so với những gì bé trải qua trong tháng đầu tiên.
- Giữa tuần thứ sáu và tuần thứ tám của em bé, bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi dần dần trong thời gian bé ngủ.
- Trong những tuần này, em bé của bạn sẽ bắt đầu ngủ ít hơn một chút vào ban ngày và nhiều hơn vào ban đêm. Điều đó có nghĩa là bé có thể ngủ khoảng một hoặc hai giờ trong một khoảng thời gian trong ngày ít hơn so với những tháng đầu tiên (bé ngủ từ 3 đến 4 giờ). Trong khi đó em bé của mẹ sẽ được bù đắp cho giấc ngủ bị mất vào ban đêm, và bạn có thể nhận thấy sự gia tăng thời gian bé ngủ ở một khoảng thời gian dài. Chẳng hạn, trong khi trước đó bé ngủ từ hai hoặc ba tiếng đồng hồ, giờ đây bé có thể ngủ chừng bốn đến năm giờ đồng hồ vào ban đêm.
- Khoảng cách giữa một vòng ngủ và vòng tiếp theo sẽ tăng lên. Ví dụ, nếu trước đó, bé thường đi ngủ sau 2 giờ thức, thì bây giờ bé có thể đi ngủ sau ba giờ thức.
- Giấc ngủ của bé 2 tháng sẽ bắt đầu sâu hơn so với tháng đầu tiên. Bé sẽ dành ít thời gian hơn trong chế độ ngủ REM và sẽ có những giấc ngủ nhẹ kéo dài hơn.
Những kiểu ngủ của bé 2 tháng tuổi
5 lời khuyên giúp mẹ đối phó với bé 2 tháng tuổi ngủ ít
Nếu mẹ đang băn khoăn, chưa biết hướng đi tiếp theo phải xử lý như thế nào đối với tình trạng ngủ ít khi con mới chỉ 2 tháng tuổi. Tham khảo ngay những lời khuyên bổ ích dưới đây:
- Tương tác với trẻ:
Điều quan trọng là các bà mẹ bắt đầu tương tác với em bé ngay từ giai đoạn đầu. Thật vậy, em bé của mẹ có thể không hiểu những gì mẹ đang cố nói, nhưng những nỗ lực này có thể giúp mẹ và bé cùng nhau đi 1 chặng đường dài trong việc phát triển kỹ năng nhận thức và giao tiếp của bé.
Tương tác này cũng giúp trẻ 2 tháng tuổi tạo ra sự khác biệt rõ ràng giữa ngày và đêm, bởi vì phần lớn cha mẹ thường giao tiếp nhiều hơn vào ban ngày so với ban đêm. Do đó, bằng cách này, em bé của bạn sẽ nhận biết được thời điểm đến giờ đi ngủ của trẻ.
- Phát triển nhịp sinh học:
Nhịp sinh học của cơ thể chính là chu kỳ giấc ngủ tự nhiên. Thông thường giấc ngủ này thường kém phát triển khi một đứa trẻ được sinh ra. Để phát triển đúng nhịp nhịp sinh học này thông thường phải mất thiểu 3-4 tháng.
Trẻ em có chu kỳ sinh học kém phát triển thường ngủ nhiều hơn vào ban ngày và thức dậy vào ban đêm. Các bà mẹ có thể thay đổi tình trạng này bằng cách cho bé ăn sau mỗi 2-3 giờ, tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên cũng giúp thúc đẩy sự phát triển sớm của nhịp sinh học, đảm bảo rằng con bạn nhận được nhiều ánh sáng tự nhiên vào ban ngày
- Đặt thói quen đi ngủ:
Điều rất quan trọng đối với mỗi cha mẹ là thiết lập thói quen đi ngủ cho con của họ. Một thói quen đi ngủ phù hợp là tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là trong những năm trưởng thành. Các bà mẹ có thể bắt đầu thói quen trước khi đi ngủ tối đa 60 -90 phút trong tháng đầu tiên nhưng trong những tháng tiếp theo, hãy thực hiện thói quen trước khi đi ngủ ngắn và đơn giản tối đa 15 đến 20 phút.
Một thói quen đi ngủ ngắn đơn giản có thể là massage cho bé, nghe 1 giai điệu nhạc…sẽ khiến trẻ dễ dàng vào giấc tốt hơn.
- Âu yếm:
Giúp mẹ đối phó với bé 2 tháng tuổi ngủ ít
Để đảm bảo rằng con bạn có thói quen đi ngủ sớm, hãy âu yếm, ôm ấp trẻ mỗi ngày, đặc biệt là trong giai đoạn đầu. Ôm ấp, âu yếm sẽ tạo cho trẻ 1 cảm giác an toàn, làm bé hài lòng đưa trẻ vào giấc ngủ tốt hơn.
- Thực hiện thường xuyên lịch trình ‘cho ăn’:
Trẻ sơ sinh cũng có thể được điều khiển để ngủ bằng cách áp dụng lịch trình cho ăn thường xuyên. Lịch trình cho ăn là cách tốt nhất để bổ sung cho lịch trình ngủ. Nói chung, trẻ sơ sinh cần được cho ăn mỗi 2-3 giờ. Bằng cách duy trì lịch ăn và ngủ cho bé từ 1 đến 3 tháng, bạn có thể đảm bảo kiểu ngủ tốt hơn cho bé trong các giai đoạn sau.
Giấc ngủ là một trong những hoạt động quan trọng nhất giúp trẻ phát triển đầy đủ về thể chất, nhận thức và cảm xúc. Do đó, bất kỳ một trẻ nào có số giờ ngủ không đúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, hãy tạo một giấc ngủ an toàn, thoải mái nhất cho đứa con yêu dấu của mẹ.
Hy vọng với những hướng dẫn toàn diện về giấc ngủ của trẻ 2 tháng tuổi ngủ ít chắc chắn sẽ không làm mẹ thất vọng. Để có thêm những kiến thức cho trẻ ngủ không sâu giấc, trẻ quấy khóc, khó ngủ. Mẹ hãy cập nhật thêm thông tin mà webmebe chia sẻ hàng ngày mẹ nhé.
>>> Xem thêm: 6 thực phẩm mẹ nên ăn để con bú ngon chấm dứt tình trạng bé ngủ ít