Bé 2 tuổi của mẹ thường xuyên khóc đêm và trằn trọc, giật mình khi ngủ? Rõ ràng bé đã trải qua thời kỳ khóc dạ đề nên mẹ khá lo lắng. Đó có thể là phản xạ tự nhiên của cơ thể nhưng cũng không loại trừ khả năng bệnh lý. Để biết rõ nguyên nhân khiến bé 2 tuổi hay khóc đêm, mẹ có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Nguyên nhân khiến bé 2 tuổi hay khóc đêm là gì?
Rối loạn tiêu hóa
Miễn dịch đường tiêu hóa của trẻ vẫn còn non yếu, nó dễ bị hại khuẩn xâm lấn và làm tổn thương đường ruột. Tình trạng này xảy ra khi bé ăn phải đồ ăn không đảm bảo vệ sinh hoặc các món khó tiêu hóa. Do đó, bé 2 tuổi khóc đêm có thể vì các chứng táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, chướng hơi,…
Thiếu hụt dưỡng chất
Khi còn ở độ tuổi sơ sinh, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ khá cao và rất cần được cung cấp đủ 4 nhóm chất: đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và chất khoáng để phát triển thể chất lẫn tinh thần. Nếu thiếu một trong 4 nhóm chất này, đặc biệt là vitamin và chất khoáng thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của trẻ như: vitamin D, canxi, kẽm, sắt,…
Thiếu hụt dưỡng chất cũng là một nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi quấy khóc đêm
Quá no hoặc quá đói
Trẻ 2 tuổi đã đủ nhanh nhẹn và giàu trí tưởng tượng để khám phá thế giới, nên rất cần được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng để có đủ năng lượng cho các hoạt động hàng ngày.
Khi đói, trẻ sẽ mệt mỏi, đuối sức. Ngược lại, khi no trẻ sẽ bị đầy bụng khó tiêu và ngủ không ngon giấc.
Ngoại cảnh tác động
Các yếu tố như nhiệt độ, tiếng ồn, ánh sáng và độ ẩm không khí sẽ dễ khiến trẻ giật mình, quấy khóc ban đêm.
Mọc răng
Trẻ ở lứa tuổi này đang bắt đầu mọc răng hàm. Bé sẽ bị đau nướu và trằn trọc, khó ngủ.
Bệnh đường hô hấp
Các bệnh như ho, cảm cúm làm trẻ dễ bị nghẹt mũi, khó chịu và ngủ không sâu giấc.
Bỉm ướt khó chịu
Da của trẻ rất nhạy cảm, nếu bé đi vệ sinh ra bỉm mà không được thay bỉm ngay thì sẽ gây cảm giác ẩm ướt cho trẻ.
Bố mẹ không ngủ cùng
Nếu bé đã quen ngủ cùng bố mẹ và đột nhiên bị tách ra ngủ riêng thì hẳn bé sẽ cảm thấy cô đơn, lạc lõng và có chút sợ hãi. Chắc chắn với bất kỳ đứa trẻ nào bắt đầu phải ngủ riêng với bố mẹ đều sẽ quấy khóc liên tục trong những ngày đầu. Nhưng đừng vì sót con mà mẹ vội cho bé ngủ cùng, hãy kiên trì để thấy sự thay đổi rõ rệt trong thói quen giấc ngủ của bé.
Nếu bé đã quen ngủ cùng bố mẹ và đột nhiên bị tách ra ngủ riêng thì hẳn bé sẽ cảm thấy cô đơn, lạc lõng và có chút sợ hãi
Hoạt động quá nhiều vào ban ngày
Cho trẻ tham gia các hoạt động thể chất vào ban ngày là một điều tốt, rất có lợi cho sự phát triển thể chất của trẻ. Tuy nhiên, muốn hạn chế tình trạng trẻ 2 tuổi hay khóc đêm mẹ cũng nên hạn chế để trẻ vận động quá nhiều, gây mệt mỏi, mất sức về đêm. Một cách hữu hiệu là mẹ có thể massage trước khi ngủ để trẻ cảm thấy thư giãn và dễ chịu hơn.
Bé gặp ác mộng
Những nỗi sợ mà bé gặp phải vào ban ngày có thể sẽ trở thành nỗi ám ảnh để trẻ mơ phải vào ban đêm. Khi thấy bé quấy khóc vì gặp ác mộng, hãy nhanh chóng đến bên, ôm ấp và an ủi để bé nhanh chóng quên đi nỗi sợ. Ở tuổi lên 2, mẹ có thể giảng giải cho bé rằng những điều mà bé sợ hãi trong mơ là không có thật.
Cách xử lý nếu tình trạng bé 2 tuổi hay khóc đêm chuyển biến xấu
Tuy rằng hầu hết các trường hợp bé 2 tuổi hay khóc đêm là không nguy hiểm, thế nhưng nhiều trẻ khóc đêm dài ngày còn đi cùng với các dấu hiệu đáng báo động như: nôn mửa, sốt, ăn uống kém, chậm tăng cân,… hoặc là do các nguyên nhân bệnh lý.
Cách xử lý nếu tình trạng bé 2 tuổi hay khóc đêm chuyển biến xấu
- Một giấc ngủ sâu và đủ giấc sẽ giúp cơ thể trẻ tăng trưởng lành mạnh và nhanh chóng phục hồi. Nếu bé liên tục khóc đêm, ngủ không đủ giấc sẽ gây ra các rối loạn về thần kinh và khiến tình trạng trở nên xấu đi.
- Nếu trẻ bị nôn mửa, sốt cao như đã nói ở trên, mẹ hãy sớm đưa trẻ đi khám bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân một cách chính xác nhất, từ đó đưa ra cách điều trị phù hợp với tình trạng của trẻ.
Trên đây là 10 lý do phổ biến khiến bé 2 tuổi hay khóc đêm. Mong rằng với những thông tin hữu ích này sẽ giúp mẹ có thêm bí quyết để chăm sóc giấc ngủ cho bé yêu. Chúc bé luôn khỏe mạnh và có những giấc ngủ ngon!