Những năm gần đây, tình trạng trẻ em béo phì của nước ta tăng đột biến. Theo thống kê, tỷ lệ người béo phì ở Việt Nam tăng 38%, chiếm 3,6% dân số. Nếu bé béo phì từ khi còn nhỏ thì sẽ đối mặt với nhiều rủi ro về sức khỏe như: bệnh tim, bệnh đái tháo đường,… nhưng nhiều cha mẹ lại rất lơ là với thể trạng của trẻ và không cho rằng con mình bị thừa cân, béo phì.
Nguyên nhân khiến bé béo phì
Do di truyền
Theo các bác sĩ Nhi khoa, nguyên nhân chủ yếu của việc bé béo phì, thừa cân là do tình trạng mất cân bằng giữa lượng calo mà cơ thể nhận được khi nạp vào và lượng calo mà cơ thể sử dụng. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do yếu tố di truyền hoặc do trẻ lười vận động, chế độ ăn uống không lành mạnh hoặc do nhiều nguyên nhân kết hợp lại. Trong đó, có một vài nguyên nhân ít gặp là thuộc phạm trù y học, như vấn đề hormone.
Do ảnh hưởng thói quen gia đình
Dù cân nặng của những em bé béo phì thường chỉ mang tính chất di truyền trong gia đình nhưng tất nhiên không phải trẻ nào sinh ra trong gia đình có tiền sử béo phì thì trẻ ấy cũng bị thừa cân, béo phì. Với trẻ có bố mẹ, anh/ chị bị thừa cân thì nguy cơ béo phì càng lớn hơn nhưng điều này còn có thể bị ảnh hưởng bởi thói quen ăn uống của gia đình, như cả nhà thường ăn đồ chiên rán, bánh kẹo ngọt thì bé cũng sẽ hình thành nên sở thích ăn uống không lành mạnh này.
Bé béo phì còn bị ảnh hưởng bởi thói quen gia đình
Do chế độ luyện tập
Ngoài chế độ ăn thì chế độ luyện tập của trẻ cũng đóng vai trò rất quan trọng trong vấn đề cân nặng. Một thực trạng đáng báo động hiện nay là người Việt Nam đang nằm trong top những đất nước có tỉ lệ người lười rèn luyện thể dục thể thao nhất thế giới. Có không ít trẻ dành tới 4 tiếng mỗi ngày chỉ để xem vô tuyến và các thiết bị điện tử như điện thoại, ipad hay dành nhiều giờ để chơi game nên thời gian trẻ chỉ ngồi trong nhà ngày càng tăng.
Do ăn nhiều đồ ăn nhanh
Thực đơn hàng ngày của trẻ em Việt Nam có quá nhiều đồ ăn nhanh, đây cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng bé béo phì. Một khẩu phần ăn của các bé thường dư thừa chất đạm, thiếu chất xơ, thiếu cả vitamin và chất khoáng, cộng thêm việc nhiều gia đình hay chiều chuộng thói quen thích uống nước ngọt và thức uống có gas của con trẻ.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ em nên có mức khuyến cáo phù hợp đối với các loại nước ngọt, đồ uống có gas là 1-2 lon/ tuần. Bởi chúng có quá nhiều đường không tốt cho cân nặng và sức khỏe của trẻ. Chỉ cần mỗi ngày tiêu thụ hơn 5% tổng năng lượng của cả ngày là bé đã có thể mắc chứng rối loạn chuyển hóa, rối loạn chất béo dẫn đến tình trạng béo phì.
>>> Xem thêm: Thừa cân béo phì ở trẻ em – Mẹ phải làm sao đây?
Bé béo phì dẫn đến hậu quả gì?
Như đã biết, bé bị thừa cân, béo phì là nguyên nhân gây ra hàng loạt bệnh nguy hiểm mãn tính khi trưởng thành, thậm chí có những bé còn bị mãn tính khi đang ở tuổi vị thành niên. Đó có thể là các bệnh như: bất dung nạp glucose, bệnh tim mạch, bệnh tăng huyết áp, bệnh rối loạn mỡ máu,… Hơn thế, béo phì còn là nguyên nhân dẫn đến chứng ngưng thở khi ngủ của cả trẻ em và người lớn, thoái mỡ gan và bệnh gan nhiễm mỡ,…
Theo các bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm khám và điều trị bệnh béo phì ở trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên cho biết: Ở Việt Nam, để ngăn ngừa và chữa trị bệnh béo phì của trẻ là rất khó khăn vì nhiều gia đình, nhiều bậc phụ huynh lại không cho rằng con mình đang bị thừa cân, béo phì. Các bà các mẹ của chúng ta thường có tâm lý “trẻ càng bụ bẫm càng khỏe” nên chỉ cần thấy con ăn ngon, ăn giỏi là nghĩ sẽ tốt cho sự phát triển của trẻ sau này. Do đó, bố mẹ sẽ không có tâm lý ngừa béo phì ở trẻ.
Tuy nhiên, mẹ cũng đừng vì sợ bé béo phì mà bắt con kiêng khem quá đà. Trẻ nhỏ đang ở thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ nên nếu áp dụng chế độ ăn kiêng của người trưởng thành thì không những không hiệu quả mà còn làm trẻ bị thấp lùn hơn so với các bạn cùng trang lứa. Đối với bé đã bị thừa cân, béo phì mẹ đừng ép con giảm cân mà hãy cố gắng giữ mức cân nặng của con không thay đổi trong vài năm, để trong suốt thời gian bé phát triển thì chỉ tăng trưởng về mặt chiều cao, hạn chế tăng cân nặng.
Song song với đó, nếu muốn bé tăng chiều cao, bố mẹ cũng cần cho bé bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Chỉ nên ăn vào những thực phẩm hỗ trợ tăng chiều cao, chứa nhiều canxi và vitamin D thay thực phẩm chưa năng lượng “rỗng” như: các loại bim bim, bánh ngọt, kẹo, nước ngọt,…
Cách phòng chống bé béo phì
Để ngăn ngừa tình trạng bé béo phì, thừa cân thì cách tốt nhất là xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh và rèn cho bé thói quen tập luyện thể dục thể thao ít nhất 60 phút mỗi ngày. Bố mẹ có thể đăng ký cho bé các khóa học bơi, học võ, học nhảy,… vừa giúp bé mạnh dạn, hòa đồng hơn trong giao tiếp, vừa giúp bé giải tỏa tinh thần sau những giờ đi học căng thẳng, lại rèn luyện thể lực một cách hiệu quả.
Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh và rèn cho bé thói quen tập luyện thể dục thể thao
Ngoài ra mẹ cũng nên kiến nghị với nhà trường việc điều chỉnh cấu trúc bữa ăn, không lạm dụng nhiều đường và chất béo trong thực đơn hàng ngày ở trường của bé. Đồng thời mẹ và gia đình cũng cần nghiêm khắc với bé trong việc ăn uống hàng ngày, không nuông chiều sở thích ăn đồ ăn không lành mạnh của bé.
Hãy làm cha mẹ thông thái, đừng thở ơ với sự phát triển của con. Vì sức khỏe của bé hiện tại là tấm gương phản chiếu cho sự khỏe mạnh của bé sau này. Hi vọng bài viết trên đây đã giúp mẹ hiểu được những tác hại của việc bé béo phì và ý thức được tầm quan trọng của một chế độ dinh dưỡng lành mành cũng như các hoạt động thể chất với sự phát triển của bé. Chúc bé yêu luôn khỏe mạnh và phát triển tốt!
>>> Xem thêm: Ngủ trưa có mập không: Giải đáp thắc mắc