Do sức đề kháng còn non yếu, trẻ em thường mắc các bệnh về mũi. Trong đó bệnh thường hay gặp nhất đó là triệu chứng nghẹt mũi. Bé bị nghẹt mũi khó ngủ do rất nhiều những nguyên nhân khác nhau. Tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị sẽ dẫn đến bị thiếu oxy, ảnh hưởng đến sức khỏe và vận động của bé. Vì thế, bố mẹ cần thực hiện nhanh các biện pháp khắc phục để cho bé có giấc ngủ ngon.
Tình trạng bé bị nghẹt mũi khó ngủ là gì?
Nghẹt mũi là tình trạng mạch máu và các mô khoang mũi bị tắc nghẽn do dịch nhầy ngăn bít, làm hẹp đường di chuyển của không khí. Điều này khiến bé cảm thấy khó chịu vì việc thở khó khăn hay phải thở bằng miệng, đặc biệt về ban đêm lúc bé ngủ. Nghẹt mũi thường không làm bé chảy nước mũi nhưng trẻ gặp khó khăn khi ngủ và ăn uống.
Trẻ bị nghẹt mũi khó ngủ cũng có một số những triệu chứng đi kèm cha mẹ có thể dễ dàng quan sát như: ho, hắt hơi, khò khè, hơi thở nặng nề, thậm chí là sốt (với những bé mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp)
Những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng bé bị nghẹt mũi khó ngủ?
Nguyên nhân phổ biến nhất gây nghẹt mũi khó ngủ ở trẻ là do nhiễm khuẩn, cảm lạnh. Với sức đề kháng còn non yếu, cơ thể trẻ rất dễ bị tấn công bởi các loại vi khuẩn gây cảm lạnh, sổ mũi, ngạt mũi. Đôi khi dị ứng với khói, bụi, lông thú vật cũng gây nên nghẹt mũi. Nếu bé bị nghẹt mũi do nhiễm khuẩn hay dị ứng thường bệnh chỉ kéo dài 2- 3 ngày là khỏi.
Nếu nguyên nhân nghẹt mũi do trào ngược axit, viêm xoang hay nhiễm khuẩn thứ cấp khiến dịch mũi đổi màu thì bệnh có thể kéo dài đến 2 tuần. Nghẹt mũi khéo dài gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé, mẹ nên đưa bé đi khám nếu tình trạng kéo dài.
Ngoài ra, cũng có thể do điều kiện môi trường thời tiết như không khí hanh khô, nhiều bịu bẩn, mũi của con sẽ tiết chất nhầy nhiều hơn để làm sạch không khí hít vào.
Mẹ cần làm gì để giúp bé bị nghẹt mũi khó ngủ?
Phòng ngừa nghẹt mũi ở trẻ nhỏ:
- Giữ nhà cửa, không gian sạch sẽ, thoáng mát: để con tránh xa các dị nguyên gây dị ứng; không hút thuốc trong nhà; giữ cho thảm sạch sẽ, không khói bụi; để thú cưng ở không gian khác, không gần bé; thường xuyên vệ sinh máy lạnh; không để gió điều hòa hay quạt trực tiếp quay vào người bé.
- Bổ sung nước cho cơ thể: cho bé uống nước ấm, có thể thay thế bằng nước trái cây hoặc súp. Bổ sung nước giúp khoang mũi đỡ tắc nghẽn, đồng thời cơ thể luôn khỏe mạnh.
Cách chữa nghẹt mũi cho trẻ: tuy không quá nghiêm trọng nhưng sẽ làm bé khó chịu nếu để thời gian lâu và gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bé. Phụ huynh có thể sử dụng các cách sau để dứt điểm tình trạng này cho bé:
- Sử dụng nước muối nhỏ mũi: nhỏ dung dịch muối Natri Clorid nồng độ 0.9% 3 lần mỗi ngày để làm giảm chất nhầy.
- Sử dụng máy/dụng cụ hút mũi: khoảng 30 giây đến 1 phút sau khi nhỏ nước muối sinh lý, mẹ dùng bóng hút, hút đờm nhớt và dịch mũi ra để làm sạch khoang mũi cho bé.
- Kê cao gối của bé hơn thường ngày để nước mũi không chảy ngược vào trong, bé dễ thở, làm giảm nghẹt mũi. Mẹ cũng có thể dùng 2 mu bàn tay day cánh mũi cho bé, đảm bảo bé dễ chịu hơn rất nhiều và từ đấy ngủ ngon hơn.
- Xông hơi: sử dụng một chậu nước nóng, pha thêm 1-2 giọt tinh dầu để xông hơi cho trẻ . Những dịch đờm trong mũi sẽ dễ dàng thoát ra nhờ được hít hơi nước nóng, giúp ngăn ngừa tình trạng nghẹt mũi khó ngủ cho trẻ. Cha mẹ lưu ý không dùng nước quá nóng, đặt bé quá gần, quá lâu khiến bé bị ngộp.
Làm sạch đờm đặc giúp mũi bé sạch hơn hạn chế nghẹt mũi
Có nên sử dụng kháng sinh điều trị:
Trước hết phụ huynh cần lưu ý rằng trẻ dưới 3 tháng tuổi tuyệt đối không dùng bất kỳ loại thuốc chữa ngạt mũi nào bởi cơ thể vẫn chưa có khả năng thích nghi được tác dụng phụ của thuốc.
Như đã nói ở trên, nghẹt mũi có thể xuất phát từ virut. Với thuốc kháng sinh cần rất cẩn trọng khi sử dụng để tránh tình trạng kháng thuốc, hay những tổn thương gan thận , cha mẹ không tự ý cho con sử dụng. Nên đưa trẻ đi thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sỹ về các loại thuốc mẹ có thể dùng.
Trên đây là những kiến thức tổng hợp về tình trạng bé khò khè khó ngủ. Hi vọng những chia sẻ của webmebe sẽ giúp các phụ huynh đỡ lo lắng và áp dụng thành công cho bé. Chúc bé luôn khỏe mạnh, thông minh và hạnh phúc bên cha mẹ.