Bé hay giật mình khi ngủ là tình trạng không còn xa lạ với các mẹ. Mẹ có bao giờ tự hỏi rằng tại sao bé lại dễ giật mình như vậy? Đây là một phản xạ vừa tồi tệ, vừa quan trọng của bé. Vậy đâu là nguyên nhân cho tình trạng này, mẹ hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân khiến bé hay giật mình khi ngủ
Phản xạ giật mình có từ khi trẻ còn trong tử cung của mẹ. Đây là chìa khóa cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Bởi bên cạnh việc khiến trẻ bị tỉnh giấc, mất ngủ, quấy khóc, phản xạ giật mình còn đánh giá mức độ phát triển hệ thần kinh của trẻ. Nếu trẻ thiếu phản xạ này thì trẻ cần được đi kiểm tra sớm. Vậy, đâu là nguyên nhân khiến em bé ngủ hay giật mình, mẹ cùng tìm hiểu ngay dưới đây.
Giật mình là phản xạ tự nhiên của bé
Phản xạ giật mình hay còn gọi là phản xạ Moro, là phản xạ khá đặt trưng ở trẻ sơ sinh. Khi bị giật mình, bé có thể vung 2 tay và chân lên cao, sau đó hạ dần về tư thế ban đầu. Đây là phản xạ vô hại do hệ thần kinh của trẻ chưa phát triển toàn diện. Bình thường phản xạ này sẽ hết khi bé được 3 đến 6 tháng.
Bé gặp cơn ác mộng hoặc ngủ không ngon giấc
Khi gặp phải cơn ác mộng, bé có thể bị giật minh khi ngủ. Hoặc nếu không ngủ cùng bố mẹ, người thân, hay ban ngày nô đùa, hoạt động nhiều cũng khiến bé bị mệt mỏi, thần kinh căng thẳng khi đi ngủ và dẫn đến phản xạ giật mình. Đôi khi, thời tiết thay đổi như nóng hoặc lạnh đột ngột cũng làm cho bé không thoải mái khi ngủ và bị giật mình.
Bé bị thiếu chất dinh dưỡng
Những bé bị thiếu canxi có thể dẫn đến chứng còi xương. Tình trạng này khiến chân tay của bé nhức mỏi, dễ bị giật mình. Mẹ có thể quan sát xem bé có thiếu canxi hay không dựa vào một số đặc điểm như trẻ chậm mọc răng, rụng tóc,… Mẹ có thể khắc phục cho bé bằng cách bổ sung vitamin D, cho bé tắm nắng thường xuyên và chỉ nên tắm vào buổi sáng sớm trong khoảng 7-9h.
Do bé mắc một số bệnh
Một số bệnh lý có thể khiến bé hay bị giật mình khi ngủ có thể kể đến như viêm màng não, viêm tai giữa, viêm họng, nhiễm giun, sán,… Đặc biệt, khi trẻ sơ sinh còn nhỏ, do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, nhu động ruột còn kém nên bé dễ bị trào ngược dạ dày. Tình trạng này kết hợp với chứng đầy hơi, khó tiêu sẽ càng khiến bé dễ bị giật mình hơn. Chính vì vậy, khi bé bú xong mẹ không nên đặt bé nằm luôn mà bế đứng bé khoảng 15 phút và dựng thẳng lưng bé, vỗ lưng cho bé ợ hết hơi rồi mới cho bé đi ngủ.
Bé có vấn đề về hệ thần kinh hoặc não bộ
Trẻ sơ sinh từng bị tổn thương, chấn thương ở não, tủy sống hoặc dây thần kinh cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến phản xạ giật mình. Tình trạng này đôi khi là do bẩm sinh, cũng có thể là do tác động từ bên ngoài gây ảnh hưởng đến bé.
Mặc dù không phổ biến nhưng tình trạng trẻ hay bị giật mình có thể là do vấn đề xuất phát từ não bộ. Với trường hợp này, bé cần được các bác sĩ chuyên môn kiểm tra để có được kết luận chính xác nhất.
Do ảnh hưởng của môi trường xung quanh
Tiếng động, sự ồn ào từ môi trường xung quanh cũng có thể là tác nhân khiến bé bị giật mình tỉnh dậy quấy khóc. Điều này không chỉ trẻ em mà ngay cả người lớn cũng có thể gặp phải. Vì vậy, mẹ hãy chuẩn bị cho bé một môi trường ngủ lý tưởng nhất có thể, tránh nguồn tiếng động ồn ào và ánh sáng vừa phải nhé.
Bé gặp ác mộng
Nghe có vẻ hơi vô lý, nhưng thực chất trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh cũng có thể gặp phải cơn ác mộng. Những cơn ác mộng này khiến bé giật mình và kèm theo tiếng khóc lớn. Tuy nhiên, đôi khi hiện tượng này cũng có thể do chứng sợ ban đêm của bé. Hội chứng này xuất hiện khi bé ngủ được vài tiếng và không thức dậy hẳn nhưng vẫn lơ mơ buồn ngủ.
Cách hạn chế bé hay bị giật mình khi ngủ
Để giúp trẻ không bị giật mình khi ngủ, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau.
Cách giúp bé hết giật mình khi ngủ
- Tạo thói quen ngủ cho bé: Mẹ cho bé ngủ đúng giờ và tự giác, không nên bế ẵm, ru bé quá lâu, bé bị bện hơi mẹ khi ngủ sẽ không ngon và dễ bị giật mình hơn.
- Tạo môi trường ngủ lý tưởng cho bé: Mẹ nên để phòng ngủ của bé tránh xa đường xá, có cửa cách âm, có rèm ngủ để che chắn ánh sáng được tốt nhất. Những yếu tố này có thể là tác nhân khiến trẻ giật mình tỉnh giấc và khó ngủ trở lại.
- Tăng cường vitamin D và canxi cho trẻ: Không phải trẻ nào cũng bị giật mình cũng là do thiếu canxi. Vì vậy, nếu nghi ngờ, mẹ nên đưa bé đi khám và bổ sung theo liều lượng phù hợp. Bên cạnh đó, mẹ nên cho bé tắm nắng thường xuyên để có được lượng vitamin D dồi dào nhất nhé.
- Quấn tã, chăn mỏng cho bé khi ngủ: Việc làm này sẽ hạn chế tay chân bé bị vung lên khi có phản xạ giật mình. Do đó, bé dễ dàng ngủ tiếp và không thức dậy quấy khóc nữa.
- Nếu bé hay bị giật mình vào ban đêm, mẹ hãy hạn chế giấc ngủ ban ngày của bé, tránh để bé ngủ ngày quá nhiều. Điều này khiến giấc ngủ ban đêm của bé không được sâu và bé sẽ dễ giật mình tỉnh giấc.
Hy vọng với những thông tin mà bài viết cung cấp, các mẹ đã trang bị được cho mình những kiến thức cơ bản nhất và tình trạng bé hay giật mình khi ngủ. Nếu bé nhà bạn đang gặp phải tình trạng này, đừng quá lo lắng, hãy nghĩ đến những nguyên nhân kể trên và thử áp dụng những mẹo mà bài viết trên gợi ý nhé!
>>> Xem thêm: Nguy cơ chậm phát triển nếu trẻ sơ sinh hay bị giật mình