Chăm con vất vả trăm bề, mẹ luôn lo lắng vì những biểu hiện nhỏ nhất của con. Đơn cử như những lúc bé mọc răng quấy khóc, chắc hẳn mẹ nào cũng sốt sắng và muốn làm gì đó để giúp con bớt đau hơn. Cùng webmebe đi tìm một vài phương pháp khắc phục vấn đề này, giúp con thuận lợi và nhẹ nhàng vượt qua giai đoạn “khó khăn” này.
Bé mọc răng quấy khóc: mẹ lo lắng về thời gian mọc răng của trẻ
Thông thường, trẻ sẽ bắt đầu mọc răng ở tháng thứ 4 (một số trẻ có thể sớm hơn hoặc muộn hơn) và kéo dài khi bé đến 3 tuổi.
Thông thường, bé sẽ mọc răng bắt đầu vào tháng thứ 4
Với mỗi trẻ quá trình mọc răng đều khác nhau, tuy nhiên đều có chung đặc điểm là những chiếc răng đầu tiên sẽ khiến bé khó chịu, đau đớn và giảm dần trong những lần mọc tiếp theo cho đến khi bé mọc răng hàm. Thông thường, quá trình mọc răng sữa của bé diễn ra theo một trình tự nhất định. Vì thế, bố mẹ cần quan tâm đến lịch và thời gian mọc răng của con, được thống kê dưới bảng sau:
Thời gian | Vị trí răng mọc |
Từ 4 – 8 tháng | 4 răng cửa giữa của hàm trên và hàm dưới |
Từ 7 – 10 tháng | 4 răng cửa bên |
Từ 12 – 16 tháng | 4 răng hàm đầu tiên |
Từ 14 – 20 tháng | 4 răng nanh |
Từ 20 – 32 tháng | 4 răng hàm tiếp theo sẽ mọc |
Như vậy, sau khoảng 10 tháng ra đời trẻ sẽ có khoảng 8 chiếc răng cửa, sau 4 năm sẽ có đủ một hàm răng sữa 20 cái.
Bé mọc răng quấy khóc và các triệu chứng đi kèm
Thông thường, mỗi bé sẽ có những thời điểm khác nhau cho việc mọc răng. Vì thế mẹ rất khó để biết chính xác thời điểm nào bé đang chuẩn bị nhú chiếc răng đầu tiên. Nhất là với những người làm lần đầu làm mẹ thì việc này còn khó khăn hơn nữa. Tuy nhiên, mẹ có thể chú ý đến các biểu hiện và triệu chứng đi kèm để xác định xem có phải con quấy khóc là do những khó chịu từ việc mọc răng hay không.
Những biểu hiện dễ thấy nhất như: quấy khóc, nước dãi chảy nhiều hơn do bị kích thích, khó ngủ, ăn không ngon. Bé cũng bắt đầu thích nhai đồ vật như day núm vú, cho tay vào miệng, những đồ vật bất kỳ mà trẻ có trong tay. Mẹ cũng có thể kiểm tra nướu của bé, nếu đỏ, đau, sưng, hay rách cũng là biểu hiện bé chuẩn bị mọc răng. Bên cạnh đó, trẻ cũng sẽ có biểu hiện sốt nhẹ, ho sặc do nhiều nước dãi trong miệng làm bé khó chịu.
Bé mọc răng quấy khóc: 5 cách làm đơn giản giúp trẻ giảm bớt cơn đau
- Tắm nước ấm cho bé: mẹ chuẩn bị một bồn nước đủ ấm, sau đó cho con ngâm mình trong đó. Đồng thời, mẹ mát-xa nhẹ nhàng toàn thân cho bé, cũng có thể thả vào một vài món đồ chơi yêu thích của bé (như những chú vịt xinh xắn) để bé thoải mái, tập trung quên đi mỗi đau.
- Giữ vệ sinh răng miệng cho con cẩn thận: cho trẻ uống nước, hoặc dùng khăn mềm (có thể đánh răng nếu trẻ đã lớn) sau bữa ăn của bé. Việc này là rất cần thiết để tránh vi khuẩn phát triển, bảo vệ nướu của trẻ vì đây là giai đoạn nướu và lợi rất dễ bị tổn thương.
- Sử dụng đồ lạnh: nhiều mẹ đã sai lầm khi nghĩ rằng trẻ mọc răng nên tránh đồ lạnh, sử dụng một chiếc khăn ướp lạnh, làm lạnh đồ chơi cho bé, cho bé ăn những đồ ăn mát, hay thậm chí cho bé ngậm ti giả đã được làm mát là một cách tốt để giúm giảm nhanh chóng cơn đau, kích thích răng mọc nhanh hơn.
- Sử dụng kem bô nướu, hoặc thuốc giảm đau an toàn cho trẻ. Với kem bôi nướu nên sử dụng liều lượng thấp, tối đa 6 lần mỗi ngày và hạn chế bôi kem trước bữa ăn để tránh bé bị tê lưỡi, khó nuốt thức ăn. Với thuốc giảm đau cần cẩn trọng và xin hướng dẫn từ bác sỹ.
- Đi thăm khám răng cho trẻ: mặc dù mọc răng là “chuyện bình thường” trong giai đoạn phát triển của trẻ, tuy nhiên, bạn nên nhờ sự hỗ trợ của nha sỹ nếu bé có những biểu hiện sau: sốt, có dấu hiệu phát ban, tiêu chảy, khóc dai dẳng không dứt.
Trên đây là những chia sẻ của webmebe về vấn đề bé mọc răng quấy khóc. Hi vọng mẹ đã có những kiến thức cần thiết để chăm sóc các bé trong thời kỳ khó khăn nhưng đáng nhớ này. Chúc các bé yêu luôn khỏe mạnh và hạnh phúc bên gia đình.