Làm thế nào để bé ngủ không giật mình là câu hỏi mà hàng triệu bà mẹ bỉm sữa đang đi tìm lời giải. Bởi việc con ngủ không ngon giấc, liên tục giật mình tỉnh dậy và quấy khóc, đặc biệt vào ban đêm là nỗi ám ảnh của các mẹ. Theo TS Marry Charles, không quá khó để mẹ có thể thoát khỏi tình cảnh này. Mẹ hãy tìm hiểu những biện pháp để mẹ ngủ không giật mình theo lời khuyên dưới đây của TS Marry nhé.
Bé ngủ hay giật mình – Nỗi ám ảnh chung của mẹ bỉm sữa
Nếu bạn đã hoặc đang là một bà mẹ nuôi con nhỏ, chắc hẳn bạn sẽ không còn lạ lẫm gì với những tháng ngày thức đêm chăm con. Và nhiệm vụ này càng trở nên khó khăn, mệt mỏi hơn khi bé hay bị giật mình thức giấc quấy khóc. Chắc chắn rằng bạn đã từng rất lo lắng, đi kèm với tâm trạng mệt mỏi rã rời. Đó không phải là tâm sự của riêng bạn hay bất kỳ bà mẹ nào, đó là nỗi niềm chung của chị em phụ nữ, người gần gũi với con nhất từ khi con chào đời.
Nói về tình trạng con giật mình khi ngủ, mẹ Hà Anh ở Vĩnh Phúc có chia sẻ: “Bo nhà mình được gần 3 tháng tuổi rồi, suốt từ khi mới sinh hầu như đêm nào con cũng quấy khóc. Thời gian “hoạt động” chăm chỉ nhất của con là từ khoảng 22h tối đến 2h sáng ngày hôm sau. Mà đến lúc ngủ con cũng không ngủ yên, cứ khoảng 20 phút đến nửa tiếng lại giật mình tỉnh dậy, ngủ không sâu giấc. Ban ngày thì con ngủ ngoan hơn mặc dù vẫn thi thoảng giật mình, nhưng cứ đêm đến là mình lại phải chuẩn bị tâm lý chiến đấu với con cả đêm. Đang được ăn no ngủ kỹ, bỗng dưng chạy theo giờ giấc sinh hoạt của con mà mình đuối quá các mẹ ạ. Con quấy khóc liên tục, mình cũng không ngủ nổi nên đuối sức quá, sữa càng ngày càng ít, con mới 3 tháng mà mình gầy rộc hẳn, người phờ phạc, chẳng giống gái một con trông mòn con mắt như các cụ vẫn nói gì cả”.
Mẹ Minh Trang ở Hà Nội thì tâm sự: “Bé Bông nhà em hơn 7 tháng rồi mà còn vẫn đang còn tình trạng giật mình khi ngủ đây các mom ạ. Bất kể ngày hay đêm con đều rất dễ giật mình, em cảm giác như con ngủ không được sâu giấc ấy, hay tỉnh giấc giữa chừng lắm. Em cũng cho con đi khám hồi con 4 tháng, bác sĩ nói con thiếu canxi nên đã kê liều bổ sung vitamin D cho con rồi. Em cho con uống đầy đủ rồi mà tình trạng giật mình của con vẫn chẳng biến chuyển mấy làm em lo quá. 6 tháng đầu chỉ ở nhà chăm con nên còn đỡ vất. Chứ hơn 1 tháng nay em đi làm ở cơ quan trở lại rồi nên thấy oải quá, ngày thì đi làm, đêm về thức trông con. Cứ tình trạng này thì em suy nhược mất. Mà quan trọng nhất là em lo cho con quá, không biết bao giờ con mới hết bị giật mình nữa. Chứ ngủ không ngon như này cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của con lắm các mom ạ”.
Đồng cảnh ngộ với mẹ Hà Anh và Minh Trang, Mẹ Thiên An cũng chia sẻ về tình trạng con hay bị giật mình khi ngủ: “Con mình thì được hơn 3 tháng nhưng ban ngày con ngủ không bao giờ được ngon giấc, chỉ cần có 1 âm thanh rất nhỏ cũng làm con giật mình và tỉnh giấc. Con ngủ chưa đủ giấc nên cáu gắt và quấy khóc suốt buổi. Ban ngày giấc ngủ của con đã không ngon như vậy, đêm đến cứ nghĩ là con sẽ mệt và ngủ ngon hơn nhưng sự thật không được như vậy. Cả đêm con không chịu ngủ và khóc rất to khiến cả nhà mất ngủ theo. Chồng cũng bế con giúp nhưng vì sáng mai anh phải đi làm nên mình cũng không để chồng phải trông con nhiều, vẫn 2 mẹ con chiến đấu với nhau là chủ yếu. Mình cảm thấy stress kinh khủng, nếu kéo dài thêm một thời gian nữa chắc mình trầm cảm mất. Mình thử cho con hết cách này đến cách khác, từ mẹo đeo vòng dâu, đốt vía, để dao dưới chân giường, rồi bổ sung vitamin D cho con mà đâu vẫn hoàn đó, con vẫn khóc xuyên đêm. Mình thực sự cảm thấy vô cùng mệt mỏi”.
Làm cách nào để bé ngủ không giật mình mẹ đã biết chưa?
Theo Tiến sĩ Marry Charles, chuyên gia về Sản – Nhi tại Trung tâm y khoa London, việc các bé hay giật mình khi ngủ là một phản xạ tự nhiên của cơ thể. Phản xạ này là một trong 9 phản xạ bẩm sinh mà trẻ sẽ trải qua trong quá trình phát triển. Thông thường, phản xạ này của các bé sẽ tự động mất đi khi bé được khoảng 6 tháng hoặc hơn. Các mẹ không nên quá lo lắng nếu thấy con có phản xạ này. Cũng theo Tiến sĩ Marry Charles, có một số cách mà mẹ có thể áp dụng để con giảm tình trạng giật mình, không bị tỉnh giấc giữa chừng, các mẹ có thể tham khảo ngay dưới đây.
Làm thế nào để giúp bé ngủ không giật mình?
- Mẹ có thể giúp con ngủ ngon hơn bằng cách giúp con hình thành thói quen ngủ đúng giờ, dậy đúng giấc. Đảm bảo đủ thời gian ngủ mỗi buổi sáng và buổi chiều để ngủ 1,5 tiếng đến 2 tiếng, và ngủ vào ban đêm khoảng 10 tiếng. Ngoài ra, việc mở cửa sổ một khoảng vừa đủ cũng giúp cho không khí tràn vào và cung cấp đủ oxy cho bé, giúp bé ngủ ngon hơn, con ít khi bị giật mình.
- Từ thói quen phát triển một giấc ngủ có khoa học, hãy cho bé ngủ riêng 1 mình. Việc làm này vừa giúp con có tính tự lập, không bị phụ thuộc giấc ngủ vào bố mẹ, vừa tránh bị những ảnh hưởng từ bố mẹ như nhiễm vi khuẩn, virus,… từ bố mẹ.
- Mẹ hãy cho bé hoạt động thể dục thể thao vào ban ngày nhiều hơn. Khi vận động nhiều, mệt mỏi sẽ làm bé dễ buồn ngủ, cũng có thể ngủ dài hơn.
- Không nên để bé quá căng thẳng hay bị kích thích thần kinh trước khi đi vào giấc ngủ. Xung quanh giường không nên để quá nhiều đồ chơi vướng víu, khi bé xoay người chạm phải sẽ giật mình.
- Đối với những bé không dễ ngủ, ngủ không sâu giấc, mẹ có thể hát ru ngọt ngào cho bé trước khi ngủ.
- Cố gắng không thay đổi vị trí ngủ của bé, miễn là chỗ ngủ thật thoải mái, bất kể nằm ngửa hay nằm xấp bé vẫn có thể ngủ ngon thôi. Không được xoay chuyển thế ngủ của bé khi bé đang ngủ nhé.
- Mẹ nên tránh vừa ru bé ngủ vừa cho bé chạm, sờ hay ngậm núm vú của mẹ, nếu làm như thế sẽ hình thành thói xấu sau này cho bé.
Qua những lời khuyên trên đây, chắc hẳn là mẹ đã có những kiến thức nhất định trong việc chăm chút giấc ngủ cho con, giúp con tránh không bị giật mình rồi phải không nào. Mẹ hãy thường xuyên theo dõi các bài viết trên webmebe để cập nhật những kiến thức bổ ích trong quá trình nuôi con nhé.
>>> Xem thêm: Khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình nhờ cách quấn tã