Bé ngủ không sâu giấc hay giật mình là vấn đề rất nhiều mẹ bỉm sữa gặp phải khi chăm sóc con nhỏ, liệu tình trạng này có gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con không? Mẹ hãy tham khảo một số thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé.
Bé ngủ không sâu giấc hay giật mình – Nỗi lo chung của nhiều mẹ
Hàng ngày, trên các diễn đàn mẹ và bé, có rất nhiều người vào chia sẻ cách chăm sóc và nuôi dạy con cái. Mới đây, vấn đề bé ngủ không sâu giấc hay giật mình được một mẹ đưa ra thảo luận đã nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp. Dưới đây là một số chia sẻ của các mẹ bỉm sữa đang có con gặp phải tình trạng này.
Mẹ Linh An (Hải Dương) chia sẻ: Bé nhà mình được hơn 3 tháng, buổi tối thường cho đi ngủ lúc 8 giờ nhưng cứ đến khoảng 11 giờ đêm là lại tỉnh giấc, sau đó rất khó dỗ con ngủ lại. Thường thì khi tỉnh dậy giữa đêm con hay quấy khóc nên cứ phải bế ẵm, đi lại xung quanh nhà rồi vỗ về, âu yếm. Tối nào cũng như vậy, tiếp diễn cả tuần nay rồi mà vẫn không hết. Cả nhà ai cũng đều mệt mỏi vì cứ phải thay nhau trông bé vào buổi đêm.
Mẹ Thùy Dương (Hà Nội) cũng chia sẻ: Con mình được 6 tháng rồi, ngày thì ngủ rất ngon, không quấy khóc, ăn uống vẫn khỏe mạnh, bình thường nhưng cứ đến đêm là khó chịu, ngủ giấc rất chập chờn, hễ có một tiếng động nhỏ cũng giật mình, khóc thét lên, rất khó dỗ. Đêm nào cũng trằn trọc, có khi quấy khóc đến 1 – 2 giờ sáng mới ngủ lại, mình phải thức đêm nhiều, căng thẳng, áp lực nên sức khỏe cũng kém hẳn đi, ốm liên tục.
Còn có rất nhiều những chia sẻ khác của các mẹ gặp chung một vấn đề như vậy, tuy nhiên đa số đều cảm thấy mệt mỏi, lo lắng đến sức khỏe của con, thậm chí còn ảnh hưởng đến sinh hoạt của cả gia đình. Tình trạng trẻ ngủ không sâu giấc hay giật mình nếu xảy ra thường xuyên, kéo dài thì mẹ cần hết sức lưu ý bởi rất có thể con đang gặp phải một số vấn đề về bệnh lý.
Hay giật mình ngủ không sâu giấc liệu có thực sự nguy hiểm?
Phần lớn trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong những tháng đầu sau sinh khi ngủ thường hay bị giật mình, đây được xem là một trong những phản xạ ở trẻ còn được gọi là phản xạ Moro. Phản xạ này thường xảy ra trong một vài giây rồi tự hết, phản ứng của trẻ là đột nhiên giơ 2 chân, 2 tay lên, duỗi thẳng rồi hạ xuống và thu về ở tư thế thai nhi. Với phản xạ giật mình này, mẹ không cần lo lắng bởi nó sẽ tự hết sau vài giây và không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Bé ngủ không sâu giấc hay giật mình mẹ cần lưu ý theo dõi để xử lý kịp thời
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, bé có kèm theo một số biểu hiện như mệt mỏi, khóc thét, ốm sốt, đầy hơi, chướng bụng, bụng đau quặn,…thì mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế và gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn kịp thời, tránh để tình trạng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con, bởi rất có thể đây là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng ở trẻ.
Giải pháp an toàn cho giấc ngủ của bé trọn vẹn suốt đêm
Khi bé gặp một số vấn đề về giấc ngủ, điều quan trọng đầu tiên đó chính là mẹ nên tham khảo ý kiến tư vấn của các chuyên gia chăm sóc trẻ em để tìm ra được nguyên nhân chính xác nhất và có giải pháp phù hợp. Không nên tự ý làm theo các mẹo dân gian khi chưa tìm hiểu kỹ thông tin để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
Ngoài ra, nếu thấy con ngủ không sâu giấc hay giật mình, mẹ cũng có thể áp dụng một số biện pháp như sau:
- Vệ sinh phòng ngủ của bé sạch sẽ, thoáng mát, tránh xa tiếng ồn lớn
- Kiểm tra nhiệt độ phòng trước khi bé ngủ, để đảm bảo con không bị quá nóng hoặc quá lạnh
- Lựa chọn quần áo rộng rãi, thoải mái, thoáng mát để mặc cho trẻ
- Kiểm tra tã bỉm, vệ sinh cơ thể sạch sẽ cho con
- Không nên cho trẻ ăn quá no hoặc bị đói trước khi ngủ
- Bật âm thanh nhẹ nhàng hoặc hát ru để bé ngủ ngon hơn
- Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là các thực phẩm giàu canxi
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vì vậy nếu thấy bé ngủ không sâu giấc hay giật mình mẹ cần theo dõi các biểu hiện của con và đưa trẻ đi khám ngay nếu có dấu hiệu bất thường.
>>> Xem thêm: Những lý do khiến trẻ sơ sinh ngủ không yên giấc về đêm