“Tôi gần như mất ngủ triền miên trong những giai đoạn đầu chăm con. Bé quấy khóc, mất ngủ, bé ngủ không sâu giấc luôn là nỗi ám ảnh theo tôi hằng đêm. Gánh nặng chăm con khiến tôi trở nên mệt mỏi, mất kiểm soát và stress vô cùng”. Đó là những lời chia sẻ của hầu hết các mẹ bỉm sữa trong giai đoạn chăm sóc giấc ngủ của con. Hãy cùng lắng nghe ý kiến từ PGS.TS.BS Nguyễn Văn Bàng nói gì về tình trạng này nhé.
Áp lực của mẹ mỗi khi bé ngủ không sâu giấc
Muôn vàn những điều lo lắng của cha mẹ về trẻ nhỏ. Đặc biệt trong đó là tình trạng bé ngủ không sâu giấc, trẻ khó ngủ, ngủ hay giật mình quấy khóc được thể hiện rõ nhất qua những chia sẻ gần đây:
Chị Hồng Thắm ( Thạch Thất, Hà Nội) có tâm sự: “Cu Tôm nhà mình được 2 tháng 7 ngày. dạo gần đây, con ngủ hay chập chờn cứ 10 đến 15 phút lại giật mình quấy khóc, ngủ chỉ mơ màng được chút ít”
Mẹ Hồng Loan (Thái Thụy, Thái Bình): “Các mẹ chỉ giúp em với. Bé nhà em bắt đầu sang tháng thứ tư thì không chịu ngủ. Chỉ quấy khóc, vặn mình. Đêm đến mẹ phải ru à ơi khắp nhà mà bé cũng không chịu hợp tác. Em phải làm sao ạ”
Chị Mai Trang (Bình Dương) cũng cho biết: “Bác sĩ có biết cách nào giúp bé nhà em ổn định giấc ngủ được không ạ. Cháu đã được 1 tuổi rưỡi. Ban ngày con ngủ đến 5 6 tiếng. Nhưng ban đêm chỉ ngủ đến 10h sau đó lại thức giấc đến tận 3 4 giờ sáng mới chịu đi ngủ. Không biết con có đang ảnh hưởng gì đến sức khỏe không ”
PGS.TS.BS Nguyễn Văn Bàng nói gì về tình trạng bé ngủ không sâu giấc hay quấy khóc
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Bàng, nguyên phó trưởng khoa Nhi – Bệnh viện Bạch Mai cho biết. Có rất nhiều nguyên dẫn đến tình trạng trẻ ngủ không sâu giấc, trẻ quấy khóc khó ngủ như: Bé bị đói do mẹ chưa cho bé ăn đủ, bé đang khó chịu về tã bỉm trên người. Bên cạnh đó các yếu tố về ánh sáng, nhiệt độ phòng cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ rất nhiều. Bên cạnh 1 số yếu tố trên. Trẻ ngủ không sâu giấc có thể do:
- Rối loạn hệ thần kinh thực vật: Đây là vấn đề thường thấy khi trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi.
- Trẻ đang gặp phải một số bệnh lý như Trào ngược dạ dày, thực quản: Phần lớn các trẻ còn nhỏ dưới 6 tháng tuổi, dạ dày của trẻ còn nằm ngang vì vậy tình trạng trào ngược rất dễ có thể xảy ra.
bé ngủ không sâu giấc do rất nhiều nguyên nhân
Giải pháp giúp trẻ ngủ ngon, tròn giấc, mẹ nên biết
Giấc ngủ rất quan trọng đối với tất cả mọi người, đặc biệt là đối với trẻ em, thế hệ đang phát triển cả về tinh thần và thể chất. Theo bác sĩ Sumit Bhargava, giám đốc Trung tâm Giấc ngủ Sức khỏe của Trẻ em Stanford cho biết: Chúng tôi đang tìm hiểu nhiều hơn về tác động của giấc ngủ đối với hormone điều tiết. Ví dụ, ở trẻ em, giai đoạn giải phóng hormone tăng trưởng mạnh nhất là ngay sau khi bắt đầu giấc ngủ sâu.
Vì vậy, giấc ngủ rất quan trọng, đặc biệt là đối với trẻ em. Chính vì vậy Adam Seligman, trợ lý bác sĩ tại Trung tâm Giấc ngủ Sức khỏe Trẻ em Stanford, đưa ra những gợi ý hữu ích sau:
Lập một kế hoạch
Chuẩn bị lên kế hoạch cho trẻ. Nếu là trẻ sơ sinh, mẹ có thể đơn giản như hát một bài hát và bật máy tạo tiếng ồn trắng. Nếu bạn có một đứa trẻ mới biết đi hoặc một đứa trẻ lớn hơn, nên để trẻ hình thành kế hoạch. Tiếp theo, liệt kê các bước theo trình tự: Đặt bộ đồ ngủ, đánh răng, đọc sách, âu yếm, tắt đèn để mọi người biết chính xác điều gì sẽ xảy ra.
Dành thời gian cho bé
Một số trẻ trở nên bất ổn khi đi ngủ vì chúng mong muốn được chú ý nhiều hơn từ người chăm sóc. Khi cha mẹ làm việc toàn thời gian trong ngày, buổi tối là lúc trẻ em được cha mẹ chú ý. Dù bằng cách nào, dành một vài phút để hỏi trẻ em những câu hỏi về ngày của con (tập trung vào sự tích cực). Đối với trẻ sơ sinh, dành 5 hoặc 10 phút âu yếm và giao tiếp bằng mắt, hát hoặc nói những lời nhẹ nhàng.
Tôn trọng thói quen
Trẻ em ở mọi lứa tuổi (và cả người lớn cũng vậy) lý tưởng nên đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Đối với trẻ nhỏ, giờ đi ngủ sớm hơn (trước 9:00 tối) chính là thời điểm giúp trẻ được nghỉ ngơi tràn sức sống hơn vào buổi sáng. Trẻ nhỏ cần ngủ từ 10 đến 12 giờ mỗi đêm, vì vậy nếu trẻ có thời gian dậy sớm để đi nhà trẻ hoặc đi học, hãy đảm bảo rằng giờ đi ngủ của chúng đủ sớm để đảm bảo chúng được nghỉ ngơi trọn vẹn.
Tắt nguồn
Màn hình điện tử là điều mẹ nên loại bỏ ngay, vì ánh sáng của chúng kích thích não bộ. Điều này cũng có thể ức chế sản xuất melatonin và serotonin, các hormone giúp cho giấc ngủ của trẻ. Tốt nhất, trẻ nên tắt màn hình ít nhất một đến hai giờ trước khi đi ngủ. Giới hạn thời gian màn hình cũng có thể giúp theo những cách khác
Chắc chắn, với những gì mà chuyên gia Nhi khoa chia sẻ, sẽ phần nào giúp các mẹ giảm được những lo lắng, vấn vả khi bé ngủ không sâu giấc. Để được giải đáp nhiều hơn các vấn đề về giấc ngủ: Như tình trạng trẻ quấy khóc, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, mẹ hãy theo dõi ngay những thông tin mà webmebe.com.vn chia sẻ