Nếu mẹ quan tâm đến việc học một số cách cho bé ngủ ngon giấc thì chắc chắn mẹ không nên bỏ qua những thông tin trong bài viết này. Không bao giờ là quá muộn để nuôi dưỡng thói quen ngủ tuyệt vời ở trẻ. Hơn nữa, mẹ cũng có thể đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi cần thiết của mình khi giúp trẻ ngủ ngon!
Có 7 tuyệt chiêu cho mẹ để giúp con ngủ ngon, sâu giấc, cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh hay vặn mình, giật mình thức giấc khi ngủ. Mẹ tìm hiểu ngay nhé!
Cách cho bé ngủ ngon liên quan đến việc hiểu chu kỳ giấc ngủ tự nhiên
Meg Faure – nhà trị liệu, diễn giả về giấc ngủ của trẻ cho biết, hầu hết trẻ sơ sinh ngủ nông 45 phút đầu tiên của giấc ngủ ngắn và giấc ngủ dài vào ban đêm. Đây được gọi là giấc ngủ REM (chuyển động mắt nhanh). Trong trạng thái này, trẻ có thể bị giật mình và dễ dàng bị đánh thức bởi âm thanh hay những tác động khác đến từ môi trường xung quanh. Sau đó, trẻ chuyển sang giấc ngủ sâu Non-REM – giấc ngủ mà bé ít cử động và khó thức dậy hơn.
Tuy nhiên, cứ sau khoảng 30-45 phút (hoặc 60 phút với trẻ mới biết đi), trẻ sẽ bắt đầu trở lại giấc ngủ nông. Theo Faure, trẻ sơ sinh cần chuyển vào giấc ngủ sâu ít nhất một lần một ngày và quá trình trở nên buồn ngủ, ngủ lại, sau đó ngủ sâu được gọi là một chu kỳ ngủ. Trẻ sẽ trải qua nhiều chu kỳ ngủ trong đêm, cũng như trong một giấc ngủ ngắn ban ngày.
Chuyển sang giấc ngủ sâu, bé sẽ không còn dễ bị thức giấc
Điều quan trọng với mẹ là nắm rõ chu kỳ ngủ cả ban ngày lẫn ban đêm của con. Mẹ hãy tạo điều kiện tốt nhất để bé đi vào giấc ngủ nông cho đến khi bé chuyển sang giấc ngủ sâu. Khi mẹ cần chuyển bé sang một chỗ ngủ khác, mẹ hãy chờ bé chìm vào giấc ngủ sâu trước khi cố gắng di chuyển để không làm bé thức giấc. Nếu bé thức dậy hoàn toàn sau một chu kỳ giấc ngủ, bé có thể khỏe khoắn và tỉnh táo. Tuy nhiên, nếu mẹ biết bé có nhu cầu ngủ nhiều hơn thì mẹ có thể vỗ nhẹ vào lưng, hoặc đặt tay lên bé để bé cảm thấy an toàn và yên tâm ngủ tiếp nhé.
Quấn tã – cách cho bé ngủ ngon giấc khiến mẹ ngạc nhiên
Thông thường, trẻ sau khi sinh đến khoảng 4-5 tháng tuổi hay có phản xạ giật mình, bởi bé cảm thấy như thể mình đang trong trạng thái rơi xuống. Cảm giác này gây ra các cử động giật, và nếu vào lúc đang ngủ sẽ tình cờ làm bé thức giấc.
Nếu mẹ giữ bé ngủ cố định trên chiếc giường vững chắc và quấn khăn một cách vừa vặn, khít khao sẽ giúp bé sơ sinh ngủ ngon hơn và lâu hơn. Bé sẽ cảm thấy an toàn như vẫn còn trong bụng mẹ.
Muốn bé ngủ ngon giấc mẹ nên hạn chế cho con ngủ ngày quá nhiều
Thực tế thì thật khó để mẹ có thể đánh thức bé đang ngủ, nhưng nếu ngủ quá nhiều vào ban ngày thì bé ngủ không ngon giấc và rất khó ngủ vào ban đêm. Trung bình là 2-3 giờ cho một giấc ngủ ngắn. Nếu mẹ thấy bé ngủ quá thời gian này, mẹ có thể đánh thức trẻ, cho trẻ ăn và giữ trẻ thức dậy lâu một chút, sau đó mới đặt trẻ ngủ trưa.
Mẹ có thể điều chỉnh giấc ngủ ban ngày của bé để có thời gian nghỉ ngơi
Ngoài ra, mẹ nên tạo thói quen ngủ trưa cho bé thích hợp với thời gian nghỉ trưa của mẹ. Bắt đầu từ việc tắm, mát-xa, hay cho bé ăn, đặt bé trong chăn hoặc quấn tã, bật tiếng ồn trắng, vỗ về bé,… Lặp lại những hoạt động quen thuộc vào một thời điểm nhất định là cách cho bé ngủ ngon giấc. Bé sẽ làm quen dần và ngủ ngoan cùng với mẹ.
Tuy nhiên, mẹ cũng không thể quá lạm dụng việc giới hạn giờ ngủ ban ngày cho bé. Nếu mẹ để bé chơi đùa và bị kích thích quá mức kéo dài sẽ khiến bé mệt mỏi. Không những thế, bé sẽ chẳng thể ngủ và không ngủ ngon, sâu giấc được.
Sử dụng tiếng ồn trắng
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một âm thanh không đổi như tiếng quạt, tiếng nước chảy, tiếng máy giặt,… giúp bé ngủ sâu hơn và ngủ lâu hơn. Mẹ có thể sử dụng tiếng ồn này để giúp bé phân biệt được ngày – đêm và cải thiện giấc ngủ của con. Việc sử dụng tiếng ồn trắng khi bé ngủ có thể tạo nên thói quen ngủ cùng với tiếng động không quá ồn ào. Nhờ đó, mẹ vẫn có thể tiếp tục cuộc trò chuyện của mình mà không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.
Thực hiện theo chu trình ăn-thức-ngủ
Trẻ thức dậy tỉnh táo được mẹ cho ăn, sau một khoảng thời gian bé được chơi và trở lại với giấc ngủ tạo nên một chu kỳ ăn-thức-ngủ. Việc làm này sẽ giúp trẻ có nhiều năng lượng nhất ngay sau khi thức dậy, tạo điều kiện tốt nhất cho bé được ăn đầy đủ và tránh được tình trạng bé bị đói và thức giấc sớm hơn.
Tạo nên chu trình ăn-thức-ngủ khoa học giúp bé ngủ ngon hơn
Ngoài ra, bằng cách cho bé ăn sau khi ngủ chứ không phải trước khi ngủ, chu kỳ này sẽ ngăn bé bị đầy tức bụng, quá no dẫn đến khó vào giấc ngủ.
Chu trình ăn-thức-ngủ là cách cho bé ngủ ngon giấc, đồng thời đảm bảo sự phát triển toàn diện trong những tháng đầu đời của bé.
Đặt bé vào chỗ ngủ khi còn tỉnh
Cách quan trọng nhất để giúp bé ngủ ngon trong thời gian dài là dạy bé ngủ một cách độc lập.
Trẻ sơ sinh giống như người lớn, bé cũng sẽ tự nhiên thức giấc trong đêm. Thời điểm đó bé có thể khóc và dẫn đến việc bé thức vào ban đêm lâu hơn nhiều so với thực tế. Lúc này mẹ không nhất thiết phải lập tức tới dỗ dành nếu không muốn trẻ quấy khóc đêm. Mẹ cần kiên nhẫn một vài phút để bé lấy lại bình tĩnh, sau đó mẹ vỗ nhẹ bé để bé cảm thấy an tâm, bé sẽ quay lại với giấc ngủ một cách dễ dàng.
Khi bé lớn hơn, ngủ một cách độc lập cho phép bé tự ngủ lại sau khi thức dậy vào ban đêm. Kết quả là bé ngủ ngoan mà không cần sự có mặt của mẹ trong thời gian dài.
Sử dụng Lactium – Dưỡng chất từ sữa
Có thể đây là một phương pháp mới với nhiều mẹ, thế nhưng dùng Lactium cho con đã được hàng triệu mẹ bỉm sữa trên toàn thế giới áp dụng hiệu quả.
Lactium được nghiên cứu là một dưỡng chất từ sữa, giúp trí não bé được nuôi dưỡng và thư giãn, cho bé đi vào giấc ngủ sinh lý một cách tự nhiên nhất. Chính vì thế, bé sẽ dễ ngủ, ít vặn mình, giật mình thức giấc và ngủ ngon sâu giấc hơn.
Với 7 cách cho bé ngủ ngon giấc, mẹ sẽ có bất ngờ lớn khi áp dụng để cải thiện giấc ngủ cho con.
>>> Xem thêm: Nguy cơ chậm phát triển nếu trẻ sơ sinh hay bị giật mình