Bé quấy khóc đêm là tình trạng thường gặp và không ít bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng và mệt mỏi. Bé có thể khóc vì nhiều lý do và chìa khóa để giúp bé ngừng khóc là nắm được những nguyên nhân dễ làm bé khóc nhất. Mẹ hãy tìm hiểu ngay để công cuộc chăm con trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết!
Có những nguyên nhân nào dễ khiến bé quấy khóc đêm?
Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh có những đặc điểm sinh lý rất riêng biệt và rất nhạy cảm. Mọi tác động của môi trường vật lý hay môi trường xã hội đều có thể khiến trẻ quấy khóc đêm. Cũng không loại trừ những yếu tố của một cơ thể non nớt, sức khỏe của bé dễ dàng bị ảnh hưởng và đó cũng là một lý do khiến giấc ngủ của bé không còn trọn vẹn.
Để biết được trẻ khóc đêm là vì đâu, mẹ hãy chú ý quan sát trẻ. Có thể mẹ sẽ nhận ra bé khó ngủ, quấy khóc đêm là do những nguyên nhân phổ biến sau:
Bé bị đói
Thường thì khi bé tỉnh dậy quấy khóc vào ban đêm thì mẹ nên nghĩ tới lý do đầu tiên là bé bị đói, hoặc tã bỉm của bé bị dính ướt. Dạ dày của trẻ sơ sinh chỉ chứa được một lượng sữa rất nhỏ, bé nhanh đói và thường thức giấc mỗi 2-3 giờ để được ăn. Bé quá đói sẽ khóc để thông báo cho mẹ biết bé cần được ăn ngay lúc này.
Bé sơ sinh thường thức giấc giữa đêm để đòi mẹ cho ăn
Đi kèm với đó, nếu mẹ không kiểm tra tã, bỉm của bé thường xuyên thì cảm giác bị dính ướt khiến bé ngứa ngáy, khó chịu. Bé cũng sẽ bắt đầu quấy khóc. Chưa kể đến da của trẻ cũng dễ bị kích ứng khi không được đảm bảo độ thông thoáng và vệ sinh nhất định.
Bé cảm thấy không thoải mái
Không khí của nơi bé ngủ quá lạnh hoặc quá nóng cũng làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Cơ chế điều nhiệt của bé vẫn chưa thể thực hiện hết chức năng, vì thế nếu nhiệt độ trong phòng quá lạnh sẽ dễ khiến bé mắc các bệnh về đường hô hấp. Bé sổ mũi, ngạt mũi, ho, đau họng và có thể sốt dẫn đến mệt mỏi. Khi đó bé quấy khóc nhiều hơn không chỉ vào ban đêm. Ngược lại, bé bị nóng sẽ cảm thấy bức bối, cau có khó ngủ và không thể ngủ ngon nếu mẹ không cởi bớt quần áo hay điều chỉnh nhiệt độ phòng trở về mức hợp lý.
Mẹ cũng cần kiểm tra lại nơi ngủ của bé có đảm bảo là một nơi yên tĩnh với ánh sáng êm dịu, sạch sẽ, không có côn trùng hay không. Vì những yếu tố này rất dễ trở thành chất xúc tác làm xuất hiện cơn khóc đêm của bé.
Bé bị căng thẳng thần kinh
Trẻ sơ sinh có hệ thần kinh non nớt và vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Do đó, những yếu tố tưởng như hoàn toàn bình thường với người lớn như: Ánh sáng, tiếng ồn, sự tiếp xúc với người lạ,… khiến bé cảm thấy quá sức chịu đựng, rất khó để tiếp nhận những kích thích đó. Bé thường khóc để thể hiện sự khó chịu của mình.
Sau một thời gian làm quen với môi trường bên ngoài bụng mẹ và hệ thần kinh của bé phát triển hơn, bé sẽ bớt quấy khóc đêm dai dẳng.
Thói quen ngủ không khoa học
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nhu cầu ngủ rất lớn. Tuy nhiên, nếu mẹ không nắm rõ thời gian ngủ tiêu chuẩn và đặc điểm sinh lý thì có thể vô tình tạo nên những thói quen xấu cho giấc ngủ của bé. Trẻ 3-4 tháng tuổi bắt đầu phân biệt được ngày-đêm, vì thế mẹ nên hình thành thói quen ngủ khoa học từ sớm cho bé. Nếu như mẹ để bé ngủ quá nhiều và sát giờ đi ngủ buổi tối thì bé rất khó để ngủ ngon, dễ tỉnh giấc quấy khóc vào ban đêm.
Cho bé sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ là thói quen xấu
Việc chơi đùa quá nhiều hay cho trẻ xem tivi, nghịch các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ cũng là lý do khiến bé bị kích thích. Lúc đó, bé không thể ngay lập tức chuyển về trạng thái tốt nhất cho một giấc ngủ.
Bé không khỏe
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ gặp các vấn đề về sức khỏe khi trải qua mỗi giai đoạn phát triển. Bé có thể bứt rứt, trằn trọc vì bắt đầu học lẫy, học bò, học đi. Hoặc bé có thể bị sốt mọc răng, do tiêm phòng vacxin. Những vấn đề này đều khiến bé khó chịu và giấc ngủ thường không sâu, bé thường thức giấc quấy khóc cha mẹ rất nhiều.
Ngoài ra, trẻ cũng hay mắc bệnh về đường tiêu hóa (đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón,…), đường hô hấp (viêm mũi, hen suyễn, ho, viêm họng,…). Trong trường hợp này, bé có thể cáu kỉnh, quấy khóc không ngừng và dù dùng đủ cách dỗ dành đều không có tác dụng.
Một khi xác định được bé quấy khóc đêm là vì lý do gì, mẹ sẽ nhanh chóng biết được cách xử trí nào phù hợp và đem lại hiệu quả tốt nhất giúp con nín khóc và trở lại giấc ngủ ngon ban đêm.
Mẹ cần làm gì khi bé quấy khóc đêm?
Dựa vào những nguyên nhân làm trẻ hay quấy khóc đêm, mẹ có thể tham khảo và áp dụng một số phương pháp sau để dỗ dành bé:
- Đáp ứng nhu cầu cần thiết của bé: Nếu bé bị đói, mẹ hãy nhanh chóng cho bé ăn đủ no nhưng vẫn trong không gian yên tĩnh, ánh đèn dịu nhẹ để bé biết rằng đó là ban đêm. Kiểm tra tã, bỉm thường xuyên để bé không bị dính ướt. Tất nhiên là mẹ luôn phải đảm bảo chỗ ngủ của bé thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh với nhiệt độ thích hợp nhất. Nếu bé đang gặp vấn đề về sức khỏe, mẹ đừng ngại đưa bé tới gặp bác sĩ để có hướng điều trị tốt.
- Dạy bé thói quen ngủ khoa học: Mẹ hãy dạy bé phân biệt ngày-đêm. Ban ngày là thời gian của những giấc ngủ ngắn, ánh sáng không quá chói chang và tiếng ồn “trắng” của máy giặt, cánh quạt đang hoạt động,… Ban đêm của bé là một giấc ngủ dài với sự yên tĩnh, ánh sáng dịu nhẹ và không có sự nô đùa với cha mẹ, người thân. Những thói quen tốt trước khi đi ngủ mà mẹ có thể tạo ra cho bé đó là cảm giác thoải mái khi được tắm trong bồn nước ấm, nghe cha mẹ đọc sách, hát ru,…
Mẹ dạy bé cách ngủ khoa học sẽ giúp bé ngủ ngon hơn vào ban đêm
- Âu yếm, vỗ về bé: Nếu bé thường quấy khóc sau khi giật mình thức giấc, có thể bé vừa trải qua cơn ác mộng kinh khủng. Mẹ hãy để bé tự trấn tĩnh trong vài phút rồi đến trấn an bé bằng giọng nói nhẹ nhàng, hoặc mẹ có thể vỗ nhẹ cho bé cảm thấy an toàn để bắt đầu ngủ lại.
- Bổ sung dưỡng chất Lactium: Lactium được nghiên cứu an toàn khi sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với tác động nuôi dưỡng trí não và làm giảm căng thẳng, thư giãn tinh thần, giúp cơ thể có được giấc ngủ ngon và sâu giấc tự nhiên. Đây là một biện pháp hữu hiệu được các chuyên gia khuyên dùng và cho thấy hiệu quả chăm sóc giấc ngủ tốt với nhiều bà mẹ bỉm sữa ở các nước.
Với những thông tin trong bài viết này, bé quấy khóc đêm không còn là vấn đề có thể khiến mẹ căng thẳng, lo lắng và mệt mỏi nữa. Mẹ hãy nhớ, xác định rõ nguyên nhân khiến bé quấy khóc ban đêm để có cách khắc phục hiệu quả nhé!
>>> Xem thêm: Tiến sĩ Mỹ bật mí 6 lý do khiến trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc