Bé quấy khóc khi buồn ngủ là điều quá quen thuộc với rất nhiều cha mẹ. Những biện pháp để dỗ bé ngủ ngoan có lẽ cũng được cha mẹ tìm kiếm đủ cả. Thế nhưng có một số điều cha mẹ cần biết để có thể dạy bé ngủ ngoan hơn.
Có vô số quan niệm sai lầm về những việc đào tạo giấc ngủ cho bé. Đa số cha mẹ thường băn khoăn về những bước đầu tiên cần thực hiện và mục tiêu giấc ngủ tổng thể của bé. Làm thế nào để biết những mẹo ngủ được áp dụng với bé là tốt nhất và là thói quen ngủ lành mạnh? Làm thế nào để biết những gì nên hoặc không nên làm?
Thường thì những cuộc trao đổi giữa các bậc phụ huynh đều chưa thể đưa ra câu trả lời rõ ràng cho vấn đề này. Nhưng có một vài điều cần ưu tiên thực hiện để tạo ra sự khác biệt nhất định, giúp bé con ngủ ngon hơn. Và cha mẹ cần nhớ rằng, nền tảng giấc ngủ được đặt ra trong những tháng đầu đời sẽ có tác động mạnh mẽ cho đến khi bé trưởng thành.
Vì sao bé quấy khóc khi buồn ngủ cần được học thói quen lành mạnh?
Đối với hầu hết các gia đình, việc luyện ngủ nghĩa là dạy con ngủ một cách độc lập theo cách khiến cả gia đình và bé con cảm thấy thoải mái. Điều này có thể được thực hiện theo nhiều cách nhẹ nhàng:
- Đặt bé trong trạng thái chưa ngủ nhưng rất buồn ngủ vào chỗ ngủ cố định.
- Mang lại sự thoải mái và nhẹ nhàng, đáp ứng nhu cầu tối thiểu khi bé cần.
- Cung cấp cho bé cơ hội tự làm mọi thứ khi có thể.
Trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều và đó là điều tự nhiên, sinh lý theo từng giai đoạn phát triển. Việc bé quấy khóc cũng vậy. Vì thế, mẹ hãy cho phép bé được quấy khóc một khoảng thời gian ngắn trước khi bé chìm vào giấc ngủ. Đây là một trong số những cách dạy bé có được giấc ngủ độc lập.
Trẻ quấy khóc một lúc rồi mới ngủ là điều bình thường
Việc dạy bé quấy khóc khi buồn ngủ không tiếp tục tình trạng này kéo dài quá lâu, thay vào đó là một em bé ngủ ngoan không nên nhầm lẫn với việc dỗ bé nín khóc và giúp bé ngủ dễ dàng hơn. Mục tiêu mà cha mẹ nên hướng đến cần sâu xa hơn. Thói quen mà bé học được nên là cách học ngủ một mình, độc lập. Đương nhiên là mục tiêu này được thiết lập trong một khoảng thời gian dài. Tuy không dễ nhưng cũng không quá khó hay quá muộn để đào tạo giấc ngủ cho trẻ.
>>> Xem thêm: Lầm tưởng của mẹ khi bổ sung Vitamin D cho bé quấy khóc khó ngủ
3 mục tiêu quan trọng cần thực hiện cho bé quấy khóc khi buồn ngủ
Khi bắt đầu công cuộc đào tạo giấc ngủ cho bé, cha mẹ cần lưu ý 3 điểm sau:
– Cho bé ngủ khi đến giờ đi ngủ:
Điều này có nghĩa là để bé thực hiện giấc ngủ theo một lịch trình gần đúng với những tiêu chuẩn mẹ đề ra, phù hợp với lứa tuổi và nhu cầu ngủ của riêng bé. Việc này có thể bắt đầu sớm ngay từ khi bé 6 tuần tuổi và duy trì lịch trình gần đúng đến hơn 18 tháng sau.
Kế hoạch dạy bé thành công khi một lịch trình được thực hiện và thói quen ngủ của bé được hình thành. Lịch trình và thói quen ngủ chất lượng sẽ đi cùng một số yếu tố quan trọng:
- Kiên định theo một lịch ngủ linh hoạt.
- Các hoạt động trước khi ngủ là chìa khóa giúp bé tạo nên thói quen ngủ.
- Giảm bớt cường độ ánh sáng trong phòng bằng cách tắt đèn và đóng rèm cửa
- Cho bé cảm giác thoải mái từ đồ ngủ thông thoáng, tã sạch, chăn mềm,…
- Giúp bé thư giãn, không bị kích động và dễ đi vào giấc ngủ.
- An ủi và vỗ về bé bằng giọng nói nhẹ nhàng, chúc bé ngủ ngon.
- Đặt bé vào chỗ ngủ cố định, không nên thay đổi chỗ ngủ thường xuyên.
Đó là những điều cơ bản cần ghi nhớ khi tạo thói quen ngủ cho trẻ. Nhưng nhìn chung thì cha mẹ hãy linh hoạt với thời gian ngủ của bé, hãy thực hiện với lịch trình không quá khác biệt. Ví dụ như cho bé ngủ quá muộn, hoặc không đánh thức bé dậy mặc dù đã qua nhiều giờ mà đánh lẽ bé đã phải thức dậy từ lâu. Cha mẹ chỉ cần cố gắng duy trì cho bé thói quen tốt trong thời gian dài.
– Không để giấc ngủ của bé bị phụ thuộc vào bất kì nhân tố nào
Mẹ tiếp tục giữ thói quen ngủ đã được thiết lập và giúp bé làm quen với việc không ngậm núm vú giả đi ngủ, không được đu đưa hay vỗ cho đến khi ngủ say,… Nếu bé đã quen với việc cần có những yếu tố này mới có thể ngủ, cha mẹ có thể chưa cần phải loại bỏ chúng hoàn toàn và ngay lập tức. Bé quấy khóc khi buồn ngủ và không thể ngủ nếu như không có mẹ vỗ hay không được ngậm núm vú giả. Đơn giản là cha mẹ hãy loại bỏ thói quen xấu của bé từ từ. Giảm bớt số lần bé phải phụ thuộc mỗi ngày, cho đến khi bé có thể không cần đến nó mỗi khi ngủ.
– Học cách ngủ một mình
Điều quan trọng cuối cùng là rèn cho bé tính độc lập khi ngủ. Mẹ đã thành công trong việc hướng dẫn bé ngoan ngủ thông qua lịch trình, thói quen và cuối cùng là việc phải làm thế nào để bé có thể tự xoa dịu bản thân và bắt đầu ngủ.
Mẹ hãy đặt bé vào chỗ ngủ khi bé có dấu hiệu buồn ngủ nhưng chưa ngủ. Nếu trẻ quấy khóc khi buồn ngủ, hãy an ủi bé bằng cách vỗ nhẹ nhàng. Sau đó mẹ hãy ra ngoài và dành thời gian cho bé tự xoa dịu bản thân. Nếu bé vẫn quấy khóc, hãy đợi trong vài phút và quay lại để bé thấy sự an toàn vì có mẹ, thử lặp lại cho đến khi bé có thể tự mình đi ngủ. Mẹ không cần quá sốt sắng vì tiếng khóc của bé. Trẻ nhỏ có khả năng ngủ mà không cần có mẹ, hãy để bé phát huy khả năng này.
Bé quấy khóc khi buồn ngủ sẽ học được cách ngủ khoa học nếu được cha mẹ hỗ trợ với lịch trình và thói quen tốt mỗi ngày. Bé cần có thời gian để làm quen với tất cả mọi thứ, kể cả giấc ngủ. Vì thế, cha mẹ đừng nản lòng, hãy lắng nghe bé và kiên trì, bé sẽ ngủ ngoan và ngon giấc vào một ngày cha mẹ không ngờ đến!
>>> Xem thêm: Massage giúp xoa dịu trẻ sơ sinh quấy khóc không chịu ngủ