Có bao giờ mẹ thấy băn khoăn tại sao bé quấy khóc trước khi ngủ? Không chỉ riêng mẹ, rất nhiều mẹ bỉm sữa khác cũng đã gặp phải tình trạng này. Đây thực sự là một thắc mắc phổ biến khi mẹ đã thử tất cả các mẹo giúp bé ngủ ngoan. Nếu cuối cùng câu trả lời cho thắc mắc này vẫn chưa sáng tỏ, mẹ hãy tìm hiểu ngay bài viết này nhé!
Bé quấy khóc trước khi ngủ có thể vì lý do gì?
Nếu mẹ thường xuyên để ý tới bé, mẹ dễ dàng phát hiện ra nguyên nhân hay gặp khiến bé quấy khóc trước khi ngủ, đó là:
- Quá mệt mỏi
Có một sự thật không phải cha mẹ nào cũng biết, khi giữ một em bé với hi vọng làm bé mệt mỏi với mục đích bé dễ ngủ và ngủ ngon hơn sẽ dẫn đến kết quả ngược lại. Những bé bị quá sức hoặc quá kích thích sẽ quấy khóc rất nhiều, ngủ trong thời gian ngắn hơn và thức dậy thường xuyên hơn. Mẹ cần theo dõi cẩn thận thời gian bé thức-ngủ theo nhu cầu so với tiêu chuẩn giấc ngủ thích hợp với lứa tuổi của bé để có thể biết khi nào là lúc bé cần đi ngủ.
Làm thế nào để mẹ biết chính xác khi nào bé muốn ngủ? Dấu hiệu bé buồn ngủ của bé có thể được nhận biết bằng những hành động dụi mắt, ngáp, quấy khóc,… Mẹ hãy đặt bé vào chỗ ngủ và ghi nhớ thời gian thức dậy thích hợp của bé.
Bé quá mệt mỏi sẽ khó ngủ và quấy khóc rất nhiều
Bé sơ sinh đến khi được 6 tuần tuổi có thể thức 45 – 60 phút, bé 2 – 5 tháng tuổi có thể thức 1 – 2,25 giờ. Bé càng lớn sẽ càng thức được lâu hơn giữa những giấc ngủ ngắn. Bé từ 1 tuổi có thể thức 3-6 giờ tùy vào số lượng giấc ngủ ngắn trong ngày. Sau khi nắm được khoảng thời gian thức giấc gần đúng của bé, mẹ sẽ biết cách thiết lập cho bé một lịch trình tốt cho giấc ngủ.
- Kích thích quá mức
Trẻ nhỏ có tính hiếu động và mong muốn được biết mọi thứ về thế giới mới lạ. Bé thường muốn khám phá, được chơi và không muốn bỏ lỡ bất cứ điều gì. Cha mẹ cũng hiểu rõ điều này và thường là vui vẻ đáp ứng nhu cầu tìm tòi của bé. Những điều này là vô cùng quan trọng, nhưng cần có giới hạn. Các em bé trở nên bị kích thích quá mức dễ dàng với tiếng ồn lớn, màu sắc và quá nhiều hoạt động.
Mẹ nên hạn chế trẻ chơi đùa quá nhiều trước thời điểm bé cần đi ngủ. Hãy quan sát bé thật kỹ và giúp bé ngủ khi đã có dấu hiệu mệt mỏi.
- Bé bị đói
Bé bị đói có thể khóc đòi được ăn. Bé cũng có thể cảm thấy đói trong khi ngủ và thức dậy sớm hơn bình thường. Thông thường, mẹ thường cho bé ăn ngay trước khi ngủ, nhưng khi làm như vậy, bé rất có thể ăn chưa đủ no mà đã chìm vào giấc ngủ.
Cách tốt nhất để hạn chế tình trạng này là tuân theo chu kỳ ăn-chơi-ngủ. Bé thức dậy khỏi giấc ngủ và được ăn ngay, sau đó chơi và cuối cùng là ngủ. Khi bé ăn sau khi ngủ dậy, bé sẽ có nhiều năng lượng nhất để ăn đầy đủ.
- Quấn tã
Nhiều cha mẹ tránh quấn tã vì trẻ không thích điều đó. Nhưng không có nghĩa là bé ghét bỏ sự an toàn, ấm cúng của việc quấn tã đem lại. Thêm vào đó, tất cả các bé đều có phản xạ giật mình, hay bị tỉnh giấc cho đến khi 4-5 tháng tuổi. Vì vậy, trẻ ở giai đoạn nhỏ hơn 4-5 tháng, mẹ hãy tự tin quấn tã cho bé. Quấn tã giúp bé giảm giật mình, quấy khóc vì cảm thấy an toàn, vừa khít như khi còn trong bụng mẹ.
- Nhiệt độ không thích hợp
Nếu bé quá nóng hoặc quá lạnh sẽ cảm thấy khó chịu và khó ngủ. Mẹ cần điều chỉnh nhiệt độ phòng về khoảng thích hợp với bé là 26-18 độ. Nếu bé quá nóng, mẹ nên cởi bớt tất, mặc quần áo thoáng mát cho bé. Hoặc ngược lại, bé cần thêm chăn để cảm thấy ấm áp bắt đầu một giấc ngủ ngon.
- Tiếng ồn trắng
Tiếng ồn trắng đặc biệt có tác dụng kỳ diệu nếu bé khó ngủ do rối loạn chu kỳ giấc ngủ hoặc các vấn đề giấc ngủ nhẹ. Tiếng động nhẹ nhàng, đều đặn trong phòng có thể giảm thiểu tiếng ồn khác xung quanh nhà. Đó có thể là tiếng một chiếc quạt nhỏ trong phòng (không thổi trực tiếp hoặc gần bé).
- Thói quen hàng ngày
Các thói quen tạo nên sự ổn định cho bé học hỏi nhiều điều mới mẻ xuất hiện mỗi ngày. Thói quen tốt về giấc ngủ sẽ duy trì cho bé sự phát triển tốt, trí óc nhanh nhạy. Nếu mẹ thiết lập thói quen ngủ đúng giờ, bé sẽ biết rằng đó là lúc bé có một giấc ngủ để nghỉ ngơi. Sau giấc ngủ, bé lại có thêm năng lượng hơn cho việc khám phá thế giới. Việc mẹ tắm cho bé, hát ru hay đọc sách cho bé nghe cũng tạo nên một thói quen tốt cho bé trước khi đi ngủ.
>>> Xem thêm: Mẹ căng thẳng vì trẻ sơ sinh quấy khóc nhiều hơn?
Bé quấy khóc trước khi ngủ cần học những thói quen gì?
Điều quan trọng nhất trong thời gian tạo nên thói quen đi ngủ cho bé là sự kiên định của cha mẹ. Điều này có nghĩa là cha mẹ cần thực hiện một thói quen vào cùng một thời điểm mỗi đêm. Đưa bé vào một lịch trình gần đúng. Nhưng bé quấy khóc trước khi ngủ nên có thói quen nào để đem lại sự thay đổi?
Những thói quen tốt để chuẩn bị cho bé có một tinh thần thoải mái đi ngủ có thể là: Đảm bảo bé đủ no, tắm cho bé, thay đồ, massage, nghe nhạc nhẹ nhàng, đọc sách hoặc nói chuyện với bé. Cuối cùng, cha mẹ hãy ôm hôn bé và nói những lời yêu thương, chúc bé ngủ ngon,… Đèn được tắt, bé được ở trong không gian yên tĩnh và điều kiện tốt nhất để đón nhận một giấc ngủ.
Khi bé quen với những việc lặp đi lặp lại mỗi ngày, tình trạng bé quấy khóc trước khi ngủ sẽ được cải thiện đáng kể. Tuân thủ và kiên định với lịch trình ăn-chơi-ngủ khoa học sẽ giúp một em bé ngủ ngoan trở lại với cha mẹ trong một ngày gần nhất!
>>> Xem thêm: Bị sốt khiến trẻ ngủ đêm không ngon giấc: Giải pháp nào cho mẹ?