Bé sơ sinh khóc đêm là nỗi lo lắng thường trực của rất nhiều mẹ bỉm sữa, bởi vừa xót con lại vừa ảnh hưởng đến tâm lý khiến mẹ căng thẳng, lo âu, thậm chí có mẹ còn rơi vào trạng thái trầm cảm sau sinh vì mệt mỏi và áp lực. Hãy cùng chia sẻ về vấn đề này qua câu chuyện của một mẹ đang chăm sóc con nhỏ ngay dưới đây.
Từ việc đi tìm nguyên nhân khiến bé sơ sinh khóc đêm
Con trai mình bắt đầu quấy khóc, khó ngủ về đêm khi bé được 4 tháng tuổi, những buổi tối bắt đầu trở nên nặng nề hơn. Mình bắt đầu thấy con tỉnh giấc nhiều lần, sau đó cứ 2 giờ bé lại khóc một lần và kéo dài thời gian khóc lâu hơn trước đó. Việc này cứ lặp đi lặp lại khoảng 2 – 3 lần mỗi tuần, dù áp dụng mọi biện pháp dỗ dành con cũng đều không nín.
Ông bà nói rằng, đó là khóc dạ đề và để kệ, tự con sẽ hết, mình bắt đầu những ngày kiên nhẫn, chờ đợi một phép màu có tên “con tự nín khóc” và ngoan trở lại. Nhưng đã 2 tháng trôi qua, mình gần như bị stress nặng và tình hình ngày càng tồi tệ hơn rất nhiều.
Không chờ đợi thêm được nữa, mình bắt đầu lao vào việc tìm tòi, nghiên cứu, đọc các tài liệu về giấc ngủ trẻ sơ sinh. Cuối cùng, mình cũng đã tìm ra được lý do vì sao bé sơ sinh khóc đêm nhiều đến vậy. Đây là 2 lý do quan trọng nhất mà mình biết được đó là:
- Đồng hồ sinh học của bé (gây ra sự lẫn lộn về ngày và đêm)
- Phương pháp bố mẹ cho trẻ đi ngủ
Có thể, sẽ không ít bố mẹ cho rằng, con khóc đêm là do những yếu tố khách quan bên ngoài như môi trường, vấn đề vệ sinh hoặc cũng có thể bé đang trong một giai đoạn phát triển mới,…nhưng các nghiên cứu chỉ ra rằng, hành vi quấy khóc ban đêm là do cơ chế giấc ngủ của bé và mức độ phát triển tâm lý. Vì vậy, dù mẹ có cố gắng giải quyết các vấn đề khách quan thì vẫn có một số ít trẻ sơ sinh khóc đêm không ngừng.
Bé sơ sinh khóc đêm là nỗi lo lắng của rất nhiều bố mẹ
….đến hành trình gian nan áp dụng mọi biện pháp
Sau khi đã hiểu rõ về nguyên nhân khiến con khóc đêm, mình bắt đầu tìm hiểu cách thức để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất. Dựa trên những yếu tố đã thu thập được, mình bắt đầu với kế hoạch được thực hiện như sau:
Dạy con phân biệt được ngày đêm
Trẻ sơ sinh gần như dành toàn bộ thời gian trong những tháng đầu sau sinh cho việc ngủ và trẻ vẫn lớn lên ngay cả khi đang ngủ bởi giấc ngủ sẽ giúp trẻ giải phóng được toàn bộ các hormone tăng trưởng giúp con phát triển tốt nhất về chiều cao, cân nặng và trí tuệ.
Trẻ chỉ có thể phân biệt được ngày, đêm khi con được 1 tháng tuổi và cần đến sự hỗ trợ, giúp đỡ của bố mẹ để luyện tập cho con đúng cách. Những đứa trẻ rèn được một lịch trình sinh học tốt sẽ sớm thích nghi với thời gian thực tế hơn và có thể tự ngủ mà không cần đến sự quan tâm, âu yếm, vỗ về của bố mẹ.
Dưới đây là một số nguyên tắc mà bố mẹ có thể thực hiện để điều chỉnh đồng hồ sinh học cho con:
- Ban ngày nên để phòng nhiều ánh sáng và có thể có tiếng động bên ngoài, tuy nhiên không nên để bé bị tác động bởi tiếng ồn lớn, điều này không tốt cho hệ thần kinh của trẻ.
- Buổi tối, nên giữ phòng ngủ yên tĩnh, ánh sáng dịu, tuyệt đối tránh xa những âm thanh, tiếng động bên ngoài.
- Nên cho trẻ ngủ sớm vào buổi tối và thức dậy buổi sáng đúng giờ.
Hãy cho con đi ngủ đúng cách
Chắc hẳn, khi thấy trẻ khóc đêm nhiều bố mẹ sẽ lo lắng và không ngần ngại chạy ngay đến, bế con lên và vỗ về. Điều này xuất phát từ tâm lý xót con, không muốn con khóc, vì vậy có thể thấy hầu hết các biện pháp mà bố mẹ thường hay sử dụng để cho con đi ngủ là: Bế, ẵm để ru bé ngủ, cho trẻ ngồi ghế đẩy hoặc sử dụng võng để tạo ra rung chuyển, phải luôn có bố mẹ bên cạnh âu yếm, vỗ về,…lâu dài tạo thành thói quen và trẻ bị phụ thuộc vào những yếu tố này, rất nhiều bé không thể tự ngủ hoặc tỉnh giấc, quấy khóc nếu không có những thứ đó.
Chắc hẳn, khi đọc đến đây nhiều mẹ sẽ nhận thức rõ được vấn đề mà con đang gặp phải cũng như hiểu rõ hơn về hành vi, thói quen đi ngủ của trẻ sơ sinh. Hãy chú ý đến những thay đổi trong thói quen sinh hoạt hàng ngày để điều chỉnh đồng hồ sinh học của con, cho bé đi ngủ đúng cách để không phải đối mặt với vấn đề bé sơ sinh khóc đêm mẹ nhé.