Bé sơ sinh ngủ không sâu giấc là một trong những nguyên nhân khiến cả mẹ và bé mệt mỏi. Tuy nhiên, khi đứng trước vấn đề này phần lớn các mẹ đều chỉ cố gắng tìm ra giải pháp phù hợp nhất cho con mà thiếu đi sự am hiểu về giấc ngủ của bé. Bài viết sau đây sẽ bật mí giúp mẹ những sự thật về giấc ngủ của trẻ sơ sinh mẹ nên biết.
6 sự thật về giấc ngủ sâu của bé mẹ nào cũng nên biết
Chu kỳ ngủ của trẻ sơ sinh khoảng 45-60 phút: Chu kỳ ngủ của trẻ sơ sinh đều ngắn hơn so với người lớn. Vì vậy, với chu kỳ ngắn này trẻ thường có xu hướng thức dậy thường xuyên. Điều này có nghĩa là nếu em bé của mẹ có chu kỳ giấc ngủ từ 45-60 phút, con sẽ có khả năng thức dậy vào giữa giấc ngủ ngắn đó.
Trẻ dành khoảng 50% giấc ngủ cho giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (REM): Ở trẻ nhỏ bé sẽ dành thời gian bằng nhau cho giấc ngủ hoạt động và yên tĩnh. Điều này có nghĩa là 50% giấc ngủ của bé là giấc ngủ chuyển động mắt nhanh, chính giấc ngủ này sẽ là nguyên nhân khiến bé thức dậy thường xuyên. Nếu em bé của mẹ đang khó ngủ trong khi ngủ nhẹ, mẹ có thể sử dụng phương pháp quấn tã, sử dụng tiếng ồn trắng….tuy nhiên nên áp dụng sau khi kết thúc 1 chu kỳ giấc ngủ của trẻ (45 đến 60 phút)
Em bé có thể mất 20 phút để ngủ sâu: Khi bắt đầu vào giấc ngủ, các bé thường mất tới 20 phút để có một giấc ngủ sâu. Vì vậy, nếu bé thức dậy ngay 5 đến 20 phút sau khi bé ngủ thì rất có khả năng bé đã không ngủ được. Mẹ không nên nhầm tưởng điều này để bé không mệt mỏi. Hãy cố gắng ru bé trở lại để bé vào giấc tốt hơn.
Thời gian ngủ trưa lý tưởng thường là 1,5 – 2,5 giờ: Một giấc ngủ ngắn đảm bảo cho trẻ ít nhất sẽ là 1,5 giờ. Nếu em bé của bạn ngủ trưa ngắn, có khả năng bé đang gặp phải những khó khăn trong việc chuyển đổi qua các chu kỳ giấc ngủ. Một số cách giúp cải thiện giấc ngủ trưa ngắn của bé, mẹ có thể áp dụng như sử dụng tiếng ồn trắng, quấn tã…cho bé lúc này.
Những sự thật về giấc ngủ của trẻ mẹ nên biết
Giấc ngủ của trẻ sơ sinh bắt đầu ổn định trong khoảng 3-6 tháng: Nếu bé của mẹ không có giấc ngủ ổn định, mẹ cũng không nên quá lo lắng. Bởi thông thường giấc ngủ của bé sẽ vào nếp hơn khi bé đạt từ 3 đến 6 tháng tuổi
Mỗi độ tuổi sẽ quy định thời gian ngủ ngắn là khác nhau: Một số trẻ không hề tạo ra sự buồn ngủ, hay dấu hiệu mệt mỏi khiến giấc ngủ ngắn của trẻ có thể bị gián đoạn nhiều hơn so với quy định. Thông thường với các bé từ 3 đến 5 tháng tuổi sẽ có từ 3 đến 4 giấc ngủ ngắn. Bé từ 6 đến 9 tháng tuổi số giấc ngủ ngắn sẽ giảm đi còn từ 2 đến 3. Cuối cùng số giấc ngủ ngắn chỉ kéo dài từ 1 đến 2 ở trẻ có độ tuổi từ 14 đến 18 tháng.
Giờ đi ngủ và thời gian thức dậy của bé: Trẻ sơ sinh (0-3 tháng tuổi) có thể có thời gian đi ngủ muộn hơn cho đến khi giấc ngủ bắt đầu ổn định. Tuy nhiên, giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ sơ sinh (hơn 3 tháng) là 6-8 giờ tối và thời gian thức dậy lý tưởng vào buổi sáng là 6-8 giờ sáng. Nếu em bé của mẹ ngủ muộn hơn vào buổi tối. Rất có khả năng bé đang gặp phải vấn đề về giấc ngủ.
>>> Xem thêm: Trẻ ngủ không sâu giấc chỉ vì tập đi hay cảnh báo 1 vấn đề giấc ngủ?
Giải pháp khắc phục ngay việc bé sơ sinh ngủ không sâu giấc
Nắm bắt được 6 sự thật về giấc ngủ của trẻ sơ sinh, webmebe.com.vn sẽ giúp mẹ khắc phục những vấn đề liên quan đến bé sơ sinh ngủ không sâu giấc thông qua những cách thức đơn giản sau:
- Khi bé ngủ, mẹ có thể quấn khăn cho bé, hoặc cũng có thể sử dụng 2 chiếc gối ở 2 bên sườn của bé để con có cảm giác an toàn, như có mẹ bên cạnh.
- Nếu bé của mẹ vẫn khó ngủ, không chịu ngủ. Mẹ có thể ôm bé, hát ru và đung đưa để bé vào giấc ngon hơn. Và nên chú ý đặt bé xuống giường khi bé chưa ngủ say.
- Cũng rất có thể bé đang gặp phải vấn đề bệnh lý nên mới có 1 số các biểu hiện khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Cho nên, mẹ hãy kiểm tra xem, bé có đang bị cảm hay bị dị ứng với thứ gì hay không. Trong những trường hợp này mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở chuyên khoa để được các y bác sĩ chẩn đoán kịp thời.
- Hãy chơi đùa và vận động cùng con, khuyến khích trẻ chơi các trò chơi bổ ích và phù hợp với trẻ. Điều này không những giúp trẻ tăng cường vận động cơ mà còn khiến bé của mẹ ngủ ngon giấc hơn đó.
- Đảm bảo nơi ngủ của trẻ luôn thoáng mát, sạch sẽ, hạn chế tiếng ồn cũng như điều chỉnh nhiệt độ sao cho phù hợp
Giải pháp giúp bé sơ sinh ngủ không sâu giấc
Hy vọng với những thông tin cần biết về trẻ sơ sinh cùng những giải pháp khắc phục cho bé. Mẹ sẽ yên tâm hơn, cũng như có thêm những cách thức khắc phục vấn đề này của trẻ. Để được cung cấp đầy đủ kiến thức về chăm sóc giấc ngủ của trẻ. Mẹ hãy tham khảo ngay những thông tin khoa học, hữu ích được cập nhật hằng ngày trên webmebe. Nếu có vấn đề gì thắc mắc mẹ hãy để lại câu hỏi để được giải đáp nhanh nhất mẹ nhé.
>>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc mẹ cần bổ sung dưỡng chất gì?