Trẻ thường vừa bú vừa quấy khóc vào khoảng 6 đến 8 tuần tuổi, mặc dù thông thường nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Một số bé sẽ vừa quấy khóc vừa kéo vú mẹ ra trong khi bú. Thật ra có nhiều lý do để giải thích cho điều này. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ tìm ra cách giải quyết dễ dàng và hiệu quả.
Xem thêm:
Nguyên nhân khiến bé vừa bú vừa quấy khóc
Để tìm ra nguyên nhân khiến bé vừa bú vừa quấy khóc, mẹ cần chú ý đến hành vi quấy khóc của trẻ xảy ra vào thời điểm nào khi bé bú.
Mẹ hãy chú ý đến thời điểm bé quấy khóc khi bú mẹ để tìm ra nguyên nhân một cách dễ dàng
- Nếu bé quấy khóc ngay khi sữa của mẹ vừa xuống, rất có thể phản ứng của bé liên quan đến việc sữa xuống quá nhanh khiến bé bú không kịp và bị sặc.
- Nếu bé khóc sau vài phút bú mẹ hoặc khóc trước khi buông tay, bé có thể không kiên nhẫn với dòng sữa đang chảy chậm so với nhu cầu của bé.
- Nếu bé khóc sau khi bú xong có nghĩa là bé cần ợ, hoặc sẵn sàng kết thúc việc bú mẹ, hay chỉ muốn mút đầu ti mà không muốn nhận thêm bất kỳ giọt sữa nào nữa; một trường hợp khác có thể xảy ra là bé muốn đổi bên bú để được bú với dòng sữa chảy nhanh hơn.
- Nếu bé vừa bú vừa quấy khóc chủ yếu vào buổi sáng, đó có thể là do dòng sữa của mẹ bị nhiều. Do bé vừa trải qua một giấc ngủ đêm dài và ngực của mẹ bị đầy sữa hơn bình thường.
- Nếu bé quấy khóc nhiều hơn vào thời gian buổi tối, có thể bởi đó là khung thời gian quấy khóc quen thuộc của bé.
- Ngoài ra, bé cũng có thể vừa bú vừa quấy khóc do nhận thấy mùi vị lạ từ sữa mẹ, mặc dù hầu hết trẻ sơ sơ sinh không phản ứng với thực phẩm mà mẹ ăn. Nhưng nếu mẹ ăn một loại thực phẩm cụ thể vào cùng một thời điểm mỗi ngày (hoặc hầu hết các ngày) và bé thường xuyên quấy khóc trong khoảng thời gian này, hãy cố gắng không ăn thức ăn đó trong khoảng 1 – 2 tuần để xem tình trạng của bé có được cải thiện không.
Cách dứt điểm bé vừa bú vừa quấy khóc
Trẻ sơ sinh vừa bú vừa quấy khóc lâu ngày có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, gây mệt mỏi cho cả bé và mẹ. Sau này khi bé lớn lên sẽ gây ra những thói xấu trong ăn uống như biếng ăn, ăn ngậm, dỗ mãi không chịu ăn,…
Có nhiều cách để dứt điểm bé vừa bú vừa quấy khóc. Điều quan trọng là mẹ phải kiên trì và bình tĩnh xử lý
Để dứt điểm tình trạng này cũng không phải là khó, điều quan trọng là mẹ cần phải kiên trì và bình tĩnh xử lý. Dưới đây là một số cách mà mẹ có thể áp dụng:
- Cho bé ăn đúng giờ: Nếu thấy bé có dấu hiệu đói hãy cho bú ngay, đừng để đến khi con khóc thét mới được bú mẹ.
- Để bé ăn đúng tư thế: Việc ẵm trẻ ăn đúng tư thế vừa giúp bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu khi ăn vừa hạn chế tình trạng nôn trớ không nên xảy ra.
- Chỉ nên cho bé ăn đủ, không quá no cũng không quá đói: Thông thường trẻ sơ sinh ăn no thì sẽ mỏi mắt và dễ chìm dần và giấc ngủ. Đó cũng là dấu hiệu dễ nhận biết để mẹ hiểu rằng khi nào thì nên dừng việc cho trẻ bú lại.
- Cải thiện thực đơn ăn uống của mẹ: Mẹ hãy tích cực đổi món trong các bữa ăn, đừng lặp đi lặp lại những món quen thuộc. Điều nay sẽ giúp sữa mẹ vừa dồi dào lại thơm ngon hơn.
- Không làm phiền khi bé đang bú: Một số bà mẹ có thói quen trêu đùa hay cho bé xem điện thoại, tivi khi bé đang bú. Mẹ nên chấm dứt ngay hành động này vì đó sẽ là nguyên nhân gây sặc sữa ở trẻ hay khiến trẻ bỏ bú giữa chừng.
- Đừng cho bé bú mẹ khi đang khóc: Nhiều bà mẹ cứ thấy con khóc là lập tức cho bé bú để làm dịu đi cơn khóc. Tuy nhiên đôi khi việc này sẽ làm bé bị sặc sữa và gây sợ hãi cho trẻ.
Đối với trẻ sơ sinh, tiếng khóc chính là phương tiện giao tiếp duy nhất để bày tỏ mong muốn, nguyện vọng của trẻ. Vì thế khi thấy bé vừa bú vừa quấy khóc, thay vì quá lo lắng, mẹ hãy để ý đến những dấu hiệu khác của con để kịp thời xử lý. Mong rằng những kiến thức hữu ích đã được cung cấp trong bài viết sẽ giúp mẹ giải tỏa nỗi lo và tìm ra giải pháp phù hợp cho bé yêu của mình.