Tháng tuổi thứ 3 là tháng cuối cùng trong giai đoạn 3 tháng đầu đời cực kỳ quan trọng của trẻ sơ sinh. Ở giai đoạn này mẹ cần trang bị cho mình một số kiến thức nhất định để chuẩn bị cho tháng thứ 4 – một giai đoạn phát triển mới của trẻ. Dưới đây là những cách chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi chuẩn khoa học dành cho mẹ.
Những chuyển biến của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi
Trẻ 3 tháng tuổi sẽ có những chuyển biến rõ rệt về mặt sinh lý hơn hẳn ở giai đoạn trước đó. Lúc này giấc ngủ đêm của trẻ sẽ kéo dài 5 đến 6 tiếng liên tục.
Tiếng khóc – phương tiện giao tiếp thay cho lời nói của trẻ với mẹ cũng được bộc lộ rõ rệt hơn, ví dụ như: trẻ khóc lúc đói sẽ khác với khi trẻ bị ốm,…
Các giác quan của trẻ cũng được cải thiện rõ rệt hơn, đặc biệt là thính giác và thị giác. Mẹ sẽ thấy bé rất tập trung khi nhìn vào món đồ chơi mà bé yêu thích hoặc khi quan sát mẹ nói chuyện với bé. Vào ban ngày mẹ hãy tạo điều kiện cho bé chơi đùa thật nhiều, vì tháng thứ 3 là khi trẻ bắt đầu biết ngóc đầu và tập lẫy, các bộ phận trên cơ thể cũng trở nên cứng rắn hơn.
Trẻ 3 tháng tuổi sẽ có những chuyển biến rõ rệt về mặt sinh lý hơn hẳn ở giai đoạn 1 và 2 tháng tuổi
Ngoài ra, trẻ 3 tháng tuổi cũng đã biết bày tỏ sự thích thú như cười thích thú hay nói “ê a” với những điều mà bé thấy hay nghe được như các loại âm thanh mà mẹ tạo ra hay âm nhạc. Lúc này, mẹ hãy tạo ra những âm thanh lạ, chơi trò chơi với bé để kích thích khả năng giao tiếp của trẻ.
Ở giai đoạn này trẻ vẫn dùng tiếng khóc làm phương tiện giao tiếp chủ yếu. Nhưng nếu trẻ khóc quá 1 tiếng đồng hồ thì cách chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi tốt nhất lúc này là mẹ hãy đưa trẻ đi khám vì rất có thể trẻ đang gặp phải vấn đề về sức khỏe.
- Xem thêm: Trẻ sơ sinh khó ngủ
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi
Luôn giữ an toàn cho trẻ
Với trẻ 3 tháng tuổi, khả năng nhận biết nguy hiểm vẫn chưa có nhưng bé lại rất hiếu động, bé có thể đập tay đập chân liên tục khi cảm thấy thích thú. Do đó, mẹ cần hạn chế tối đa những mối nguy có thể xuất hiện xung quanh trẻ.
Hãy chắc chắn rằng trẻ luôn nằm trong tầm kiểm soát của mẹ, nếu có việc cần đi mẹ hãy nhờ người thân trong nhà trông nom trẻ giúp.
Trò chuyện với trẻ
Cách chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi để bé phát triển nhận thức một cách tốt hơn là để bé được tìm hiểu, khám phá cuộc sống xung quanh. Bằng cách chơi đùa và trò chuyện với bé, đưa bé ra ngoài đi dạo và tiếp xúc với thế giới bên ngoài để bé cảm nhận rõ hơn về cuộc sống.
Một nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng cha mẹ chơi đùa với trẻ càng nhiều sẽ càng gia tăng sự gắn kết tình cảm giữa cha mẹ và bé, cùng với đó là kích thích khả năng phát triển cảm xúc và trí não của bé.
Trò chuyện với trẻ
Bú sữa mẹ đầy đủ
Với trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi, nguồn dưỡng chất của bé vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ. Do đó, cách chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng đúng là cho trẻ bú ít nhất 900 ml sữa một ngày, với mỗi lần bú là khoảng 170-200 ml.
Thiết lập lịch trình giấc ngủ
Trung bình trẻ 3 tháng sẽ ngủ 15 tiếng mỗi ngày, bao gồm cả giấc ngủ ngắn vào ban ngày và giấc ngủ dài vào ban đêm. Khi này trẻ vẫn sẽ còn hiện tượng thức giấc và quấy khóc vào ban đêm, vì trẻ vẫn đang trong quá trình làm quen với môi trường bên ngoài tử cung của mẹ. Do đó, mẹ cần chú ý đến các vấn đề về giấc ngủ của con, quan sát và nhận biết nếu có dấu hiệu bất thường để kịp thời xử lý.
Những điều mẹ cần làm trong cách chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi
- Ghi nhớ lịch tiêm vắc-xin định kỳ của bé.
- Mẹ cũng cần dành cho mình thời gian để có thể thư giãn tinh thần sau khi sinh như là tập các bài thể dục nhẹ nhàng, tập yoga, nhất là với những người lần đầu làm mẹ.
- Thường xuyên massage cho bé để tạo cho bé cảm giác thư giãn, thoải mái. Massage vào buổi tối cũng là cách làm hiệu quả giúp bé dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
Massage vào buổi tối cũng là cách làm hiệu quả giúp bé dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn
- Treo các món đồ chơi ngộ nghĩnh, nhiều màu sắc để kích thích thị giác và khả năng vận động của bé
- Nếu mẹ muốn thuê người trông bé để đi làm, hãy chọn lựa kỹ càng và đáng tin cậy.
- Đảm bảo một chế độ dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ, nhằm đảm bảo bé nhận được những giọt sữa giàu dưỡng chất nhất.
- Thiết lập kế hoạch ngủ nghỉ cố định để rèn thói quen sinh hoạt khoa học cho bé, giúp mẹ đỡ vất vả về sau.
Trên đây là các cách chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi mà Webmebe gợi ý cho mẹ. Mong rằng với những thông tin này sẽ giúp mẹ bổ sung thêm các kỹ năng hữu ích giúp chăm sóc sức khỏe cho bé yêu!