Lần đầu làm mẹ chắc hẳn là điều đầy bỡ ngỡ và lúng túng đối với mọi bà mẹ trẻ. Mẹ lóng ngóng trong mọi bước chăm con và sợ rằng sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Vì vậy mẹ cần trang bị kiến thức về cách chăm sóc trẻ sơ sinh mới chào đời để nuôi dạy con thật tốt.
Các cách chăm sóc trẻ sơ sinh mới chào đời
Cách cho trẻ sơ sinh bú mẹ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Kể từ thời điểm 1 tiếng sau sinh, mẹ có thể cho trẻ bú ngay để trẻ được hưởng trọng những giọt sữa non quý giá giàu kháng thể từ mẹ.
Ở lần đầu, mẹ có thể gặp nhiều lúng túng và khó khăn khi cho bé ăn, nhưng mẹ đừng lo lắng vì bên cạnh mẹ sẽ có sự giúp đỡ của nhân viên y tế hoặc người thân trong gia đình. Mẹ sẽ cho bé bú ở tư thế đặt bé nằm nghiêng một bên; nhưng tốt nhất là bế bé lên, để mặt bé áp vào vào ngực mẹ và miệng bé kề vào vú mẹ.
Cách thay tã cho trẻ
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn rất non nớt, bé nhanh no và cũng nhanh đói nên bú rất nhiều lần trong ngày. Do đó việc trẻ đi vệ sinh không dưới 10 lần/ ngày cũng là điều bình thường. Mẹ cần thường xuyên theo dõi xem bỉm của bé có bị bẩn hay ẩm ướt hay không, tránh để quá lâu khiến trẻ khó chịu và bị hăm.
Hãy chuẩn bị một chiếc tã vải mềm hoặc là bỉm sạch dành cho trẻ sơ sinh. Sau đó tháo tã/ bỉm bị bẩn ra. Tiếp đến dùng khăn xô vắt qua nước ấm, nhẹ nhàng lau sạch mông và vùng kín. Khi vệ sinh xong thì bôi thuốc chống hăm cho bé.
Cách thay tã cho trẻ sơ sinh
Mẹ cần thao tác nhẹ nhàng, khéo léo nhưng cũng phải nhanh nhẹn để bé tránh bị cảm lạnh, nhất là vào mùa đông.
Cách tắm cho trẻ
Trong các cách chăm sóc trẻ sơ sinh mới chào đời thì tắm cho trẻ là việc làm rất quan trọng. Phần da của trẻ sơ sinh rất non và nhạy cảm, vì hệ miễn dịch của trẻ kém nên dễ bị nhiễm trùng nếu bị tổn thương. Khi mẹ tắm rửa sạch sẽ đúng cách sẽ giúp hạn chế các vi khuẩn có hại sinh sôi nảy nở trên da của trẻ.
Khoảng thời gian tắm tốt nhất cho trẻ là từ 12 giờ đến 14 giờ chiều, trước khi ăn nửa tiếng để tránh việc trẻ bị trớ nếu trẻ mới ăn xong. Đảm bảo rằng phòng tắm của trẻ luôn ở điều kiện kín gió với nhiệt độ 28 đến 30 độ C.
Trường hợp mẹ thấy khó khăn và không thể tự mình cho bé tắm, hãy nhờ đến sự giúp đỡ của người thân bằng cách một người bế, người còn lại tắm cho bé. Loại sữa tắm dùng cho bé cũng phải là loại dành riêng cho trẻ sơ sinh, hoàn toàn nhẹ dịu cho làn da của bé.
Dụng cụ tắm là chiếc khăn xô mềm mại, mẹ lau nhẹ nhàng từ trên xuống dưới, từ trước ra sau. Nên chú ý lau sạch bộ phận sinh dục và mông, bẹn cho bé.
Cách bế trẻ sơ sinh
Khi bé vừa lọt lòng mẹ sau vài giờ, mẹ hãy bế và để bé nằm áp người vào ngực mẹ để bé cảm nhận được hơi ấm từ mẹ. Một tay của mẹ giữ phần mông bé, tay còn lại giữ phần cổ bé.
Những ngày sau sinh thì tư thế bế bé giúp bé thoải mái và mẹ đỡ mỏi nhất là một tay mẹ đỡ dưới phần cổ và đầu của bé, tay còn lại vòng qua người đỡ mông bé. Nếu ngồi bế bé thì mẹ nên tìm một điểm tựa lưng mềm mại và chắc chắn như gối để tránh bị mỏi người.
Vệ sinh rốn trẻ sơ sinh
Khi trẻ mới sinh sẽ có một đoạn dây rốn dài khoảng 30-50 cm được bác sĩ cắt bỏ, chỉ còn lại phần cuống rốn dài 2-3 cm. Thông thường phần cuống rốn này sẽ khô dần và tự rụng sau 2-3 tuần đầu của trẻ. Nhưng muốn rốn khô và nhanh rụng thì mẹ phải vệ sinh thường xuyên để đảm bảo nó luôn sạch sẽ, không bị nhiễm trùng, nếu không sẽ gây đau cho trẻ và rất lâu rụng.
Mẹ hãy vệ sinh rốn trẻ hàng ngày bằng tăm bông thấm cồn và luôn để nó được khô ráo, tránh làm rốn trẻ tiếp xúc với nước, ngay cả khi tắm. Nếu mẹ thấy rốn trẻ có biểu hiện sưng tấy, chảy mủ thì hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị sớm.
Vệ sinh rốn trẻ sơ sinh
Cách dỗ trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh không biết nói, cũng không biết sử dụng hành động để thể hiện mong muốn, nhu cầu của trẻ. Do dó, tiếng khóc chính là phương tiện giao tiếp duy nhất mà bé có thể truyền đạt tới mẹ. Bé khóc có thể vì nhiều nguyên nhân sinh lý, có thể là bé đói, bé buồn ngủ, bé nóng, bé bị ướt tã, bé thấy ồn ào,… hoặc do bé gặp vấn đề gì liên quan đến bệnh lý.
Cách tốt nhất để dỗ trẻ sơ sinh quấy khóc là mẹ phải tìm hiểu xem bé khóc vì nguyên nhân gì. Với bản năng của một người mẹ, chắc chắn mẹ sẽ sớm tìm ra vấn đề mà bé đang gặp phải là ở đâu. Nếu đã thử mọi cách mà bé vẫn khóc dữ dội thì mẹ hãy nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ.
Trường hợp mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ
Khi đã sử dụng các cách chăm sóc trẻ sơ sinh mới chào đời rất đúng cách và khoa học nhưng mẹ lại thấy bé gặp một số dấu hiệu bất thường, đừng ngần ngại mà hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay.
- Bé đi ngoài liên tục dẫn đến mất nước và quấy khóc nhiều, bỏ bú mẹ.
- Bé gặp vấn đề về liên quan đến hệ hô hấp.
- Khi rốn bé có dấu hiệu sưng tấy, chảy mủ, mùi hôi hay là chảy máu.
- Một số triệu chứng nguy hiểm khác như: ho liên tục, tiêu chảy, nôn trớ nhiều hoặc bú mẹ dưới 6 lần mỗi ngày.
Khi thấy bé có một số dấu hiệu bất thường, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời
Trên đây là từ A đến Z những cách chăm sóc trẻ sơ sinh mới chào đời hữu ích dành cho mẹ. Hy vọng sẽ giúp mẹ bổ sung thêm những thông tin hữu ích trong cẩm nang chăm sóc và nuôi dưỡng bé yêu!