Tình trạng trẻ ngủ giật mình khiến bé có giấc ngủ không được trọn vẹn, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Nhiều cha mẹ vì thế mà lo lắng và tìm cách chữa giật mình cho trẻ sơ sinh, nhưng không phải cách làm nào cũng đúng và hiệu quả. Vậy mẹ phải làm thế nào để con hết giật mình khi ngủ, các mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Những sai lầm trong cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh
Nói về cách chữa giật mình cho trẻ sơ sinh, rất nhiều mẹ đã chia sẻ những cách làm mà mình đã từng thực hiện nhưng hoàn toàn “thất bại”. Một số mẹ khác thì không tin vào các mẹo cho nên đành chịu cảnh mệt mỏi chăm con quấy khóc hàng ngày. Rất may là những cách làm này của các mẹ không gây tổn hại gì cho các bé.
Đầu tiên là trường hợp của mẹ Lan Anh ở Mỹ Đình, Hà Nội: “Cu Bin nhà mình được hơn 2 tháng rồi. Con được cái dễ ăn dễ ngủ, nhưng ngủ rất hay giật mình. Mỗi lần giật mình con lại tỉnh dậy khóc thét lên, mẹ phải đung đưa mới ngủ trở lại. Mặc dù đã quen với tình trạng con bị giật mình rồi nhưng thỉnh thoảng nghe con giật mình khóc thét mà mình cũng thấy sợ, cứ tưởng con ngã hay bị làm sao. Mình nghe ông bà nói lấy xương cá phơi khô rồi cho vào một cái lọ để dưới gầm giường con sẽ hết giật mình. Nhưng mình để cả 2 tuần rồi con vẫn bị giật mình rồi khóc thét lên. Chắc là cách này không hợp vía với con mình rồi”.
Mẹ có nick facebook là Trang Nguyễn thì lại chia sẻ về cách làm của mình: “Mình thấy các mẹ trên hội bỉm sữa mách cách làm vòng dâu đeo cho con sẽ giúp con hết giật mình. Mình cũng về quên lùng bằng được 1 cành dâu, về phơi phơi cắt cắt làm 1 chiếc cho con. Vậy mà đeo cả tháng nay mà con vẫn giật mình. Có mẹ nào làm cách này mà con đỡ rồi không? Chứ bé nhà mình thì chẳng đỡ được chút nào cả. Còn nhiều mẹo nữa các mẹ mách mà mình làm thử cách này không thành rồi thành ra cũng ngại làm tiếp”.
Với cách làm mà mẹ Trang Nguyễn ở trên chia sẻ, mẹ Thu Anh lại cho rằng: “Mình chỉ nghe nói người ta hay lấy lá dâu bánh tẻ rồi cho con uống để chống mồ hôi trộm thôi, chứ còn vòng thì để chống tà ma gì đó, không thấy nói đến vòng này có tác dụng chống giật mình đâu. Bé nhà mình cũng hay bị giật mình, cứ nửa đêm lại tỉnh dậy quấy khóc, có khi khóc đến sáng. Hai vợ chồng ngày đi làm đêm về lại thay nhau bế con nên cũng mệt. Nhưng vợ chồng mình cũng không chữa mẹo gì cho con cả vì mình không tin lắm vào các mẹo. Xác định sống chung với lũ nhưng đến khi con được khoảng 5 tháng thì con không bị giật mình nữa, ngủ ngoan hơn, mình cũng thở phào nhẹ nhõm”.
Cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh được các bác sĩ khuyên mẹ
Có thể nói những cách làm mà các mẹ ở trên chia sẻ chỉ là những mẹo truyền miệng từ các ông, các bà thời xưa, nó không có cơ sở khoa học hay nghiên cứu nào cụ thể. Những mẹo này có thể đúng thời điểm với một số bé nhưng trên thực tế thì nhiều mẹ áp dụng lại không cho hiệu quả. Theo các bác sĩ chuyên khoa Sản – Nhi, giật mình là một trong 9 phản xạ tự nhiên của trẻ. Theo thời gian phản xạ này có thể hoàn toàn biến mất tự nhiên. Tuy nhiên, vì nó ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ nên các mẹ có thể áp dụng một số lưu ý dưới đây để giúp con hạn chế tình trạng giật mình, có được giấc ngủ ngon, trọn vẹn.
Cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhất
Hãy cho con bú đủ no ngay trước khi ngủ
Các mẹ lưu ý là chỉ cho con bú đủ no thôi chứ không nên cho con bú no quá sẽ khiến bé bị đầy hơi, khó chịu và càng khó ngủ hơn. Thực tế việc cho con bú no trước khi ngủ sẽ khiến bé giảm giật mình bởi sữa mẹ khi qua hệ tiêu hóa sẽ được phân tách thành các chất có tác dụng thư giãn tinh thần, giúp bé ngủ sâu hơn, giảm tình trạng giật mình ở trẻ sơ sinh.
Giúp bé tự lập khi đi ngủ
Việc mẹ hay bồng bế, hát ru và nằm ôm ấp sẽ khiến con phụ thuộc vào mẹ. Chính vì vậy khi bé rời khỏi vòng tay mẹ sẽ có cảm giác bất an và hay giật mình. Vậy nên khi đến giời ngủ của con, mẹ hãy đặt con vào giường ngủ ngay khi con còn tỉnh táo. Điều này sẽ giúp con có giấc ngủ độc lập và giảm tình trạng giật mình khi ngủ.
Quấn một chiếc khăn mỏng cho bé
Phản xạ giật mình của bé sẽ trải qua giai đoạn co người, vung tay chân lên rồi sau đó thu về. Chính các động tác này sẽ khiến bé có cảm giác chới với và tỉnh giấc. Vì vậy, việc quấn bé vào một chiếc khăn mỏng sẽ giúp con giảm được những tác động do phản xạ giật mình đem lại.
Bổ sung đầy đủ vitamin D và canxi cho con
Việc thiếu canxi sẽ khiến bé có cảm giác nhức mỏi chân tay, nhức mỏi cơ và xương, từ đó bé sẽ hay bị giật mình, đặc biệt là lúc đang ngủ. Mẹ có thể bổ sung canxi cho con nhưng cần có chỉ định liều lượng phù hợp cho con từ bác sĩ chuyên môn. Ngoài ra, việc tắm nắng sớm cho con cũng sẽ giúp bé tăng hấp thụ vitamin D tốt hơn.
Tạo môi trường ngủ lý tưởng cho bé
Mẹ nên giúp phòng ngủ của con được thông thoáng, yên tĩnh và giảm ánh sáng nhất có thể. Bởi những tháng ngày đầu tiên trong cuộc đời, hệ thần kinh của con còn non nớt, dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài, một tiếng động nhỏ hoặc phòng hơi sáng cũng sẽ tác động tới con.
Không nô đùa với bé trước khi ngủ
Cha mẹ nô đùa với bé trước khi ngủ sẽ khiến hệ thần kinh của bé bị kích thích, dẫn đến phản xạ giật mình khi ngủ. Chính vì vậy, cha mẹ hãy dành thời gian chơi với con nhiều hơn vào ban ngày và vào buổi tối thì hạn chế nô đùa để bé có được giấc ngủ ngon nhất.
>>> Xem thêm: Cách chữa cho trẻ sơ sinh bị giật mình liên tục?