Đổ mồ hôi đầu là một trong những tình trạng phổ biến ở trẻ em, điều này khiến nhiều mẹ lo lắng không biết có gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé không? Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ bị đổ mồ hôi đầu? làm thế nào để khắc phục hiệu quả vấn đề này? Bài viết dưới đây sẽ mách mẹ cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em cực hiệu quả.
Nguyên nhân đổ mồ hôi đầu ở trẻ em
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đổ mồ hôi đầu ở trẻ em, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất mẹ cần nắm rõ:
Do trẻ vui chơi, vận động mạnh: Hiện tượng đổ mồ hôi sẽ xảy ra khi trẻ tham gia các hoạt động mạnh, cần đến thể lực, dùng nhiều sức, lúc này cơ thể sẽ toát ra mồ hôi để làm mát và điều hòa thân nhiệt. Bên cạnh đó, nếu nhiệt độ môi trường quá cao cũng có thể khiến bé bị đổ mồ hôi ở nhiều ở vị trí trên cơ thể.
Bé đang bị ốm, sốt: Khi bị sốt, mệt mỏi, thân nhiệt của trẻ tăng cao sẽ làm tăng tiết mồ hôi ở nhiều vị trí, đặc biệt là ở khu vực đầu, lưng, cổ, nách và vùng bụng.
Trẻ bị rối loạn hoạt động hệ thần kinh thực vật: Trẻ nhỏ thường có hệ thần kinh thực vật kém hơn người lớn do bé chưa phát triển toàn diện, vì vậy rất dễ bị đổ nhiều mồ hôi đầu, chân tay,…
Bé thiếu một số dưỡng chất quan trọng: Việc thiếu một số dưỡng chất như canxi, vitamin D cũng khiến nhiều trẻ bị đổ mồ hôi đầu, bên cạnh đó giấc ngủ của bé cũng bị ảnh hưởng khi phải thường xuyên đối mặt với việc khó ngủ, mất ngủ, giật mình, ngủ không sâu giấc. Nếu tình trạng thiếu chất nghiêm trọng hơn có thể khiến bé biếng ăn, rụng tóc, chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng,…
Ngoài những nguyên nhân chính vừa nêu ở trên, trong một số trường hợp tình trạng đổ mồ hôi đầu ở trẻ em còn có thể do bé mắc một số bệnh lý như bệnh tuyến giáp, suy tim,…vì vậy mẹ cần đặc biệt lưu ý, theo dõi những biểu hiện của con để đưa bé đến cơ sở y tế điều trị kịp thời.
Đổ mồ hôi đầu ở trẻ em khiến bé mệt mỏi, mất nước
Trẻ bị đổ mồ hôi đầu có thực sự nguy hiểm?
Mặc dù tình trạng đổ mồ hôi đầu không nguy hiểm, nhưng nếu trẻ thường xuyên bị đổ mồ hôi sẽ khiến cơ thể bé mất đi một lượng nước nhất định, lúc này bé sẽ cảm thấy mệt mỏi, quấy khóc, khó chịu. Bên cạnh đó, nếu bé bị ra nhiều mồ hôi mà không được bố mẹ chăm sóc và vệ sinh cẩn thận sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển dẫn đến hiện tượng rôm sảy, viêm da, nhiễm nấm da đầu,…
Ngoài ra, khi bị đổ mồ hôi ở một số vị trí trên cơ thể, nếu mẹ không lau khô cho trẻ sẽ làm bé bị nhiễm lạnh gây ra một số bệnh lý về đường hô hấp như viêm mũi họng, viêm phổi,…
Cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em hiệu quả
Để trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em hiệu quả, an toàn nhất mẹ có thể tham khảo và áp dụng thực hiện một số biện pháp dưới đây:
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho bé: Việc đáp ứng đầy đủ các vi dưỡng chất rất quan trọng, vì vậy mẹ nên thường xuyên cho trẻ tắm nắng để cung cấp lượng vitamin D cần thiết, bên cạnh đó mẹ cũng nên bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu canxi, kẽm, vitamin, protein vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ, đảm bảo con được cung cấp đầy đủ dưỡng chất để phát triển toàn diện, cải thiện chứng đổ mồ hôi đầu hiệu quả.
Luôn giữ cho thân nhiệt của bé được mát mẻ: Đây là một trong những vấn đề liên quan đến cách chăm sóc của mẹ, theo đó hàng ngày mẹ nên cho trẻ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, vui chơi, hoạt động trong nhà hoặc ở những nơi có bóng râm, thiết kế phòng ngủ của bé thoáng mát, rộng rãi, thường xuyên thay chăn, gối, vệ sinh sạch sẽ và để nhiệt độ phòng tiêu chuẩn từ 26 đến 28 độ.
Sử dụng khăn mềm để thấm khô vùng bị ra mồ hôi: Khi thấy trẻ bị ra mồ hôi đầu, mẹ nên sử dụng một chiếc khăn mềm, dễ thấm hút để lau sạch mồ hôi cho bé, điều này sẽ khiến mồ hôi không thể thấm ngược vào cơ thể khiến bé dễ bị cảm lạnh, ốm sốt.
Hi vọng với những thông tin mà webmebe vừa chia sẻ, mẹ sẽ lựa chọn được cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em hiệu quả nhất nhằm đảm bảo sức khỏe để giúp con lớn lên, phát triển toàn diện.