“Con mới sinh ra làm gì có cái răng nào đâu, lại còn bú sữa mẹ nữa, thế cần gì phải để ý đến răng miệng”. Sai lầm đến từ suy nghĩ như thế đôi khi lại khiến con rất khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của con. Vì thế, cách vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh cũng đôi khi bị các mẹ ngó lơ, hoặc làm không chính xác không có hiệu quả, khiến con bị đau.
Tại sao phải vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh?
Thực tế, trong những tháng sơ sinh đầu đời bé yêu chưa mọc được cái răng nào, việc vệ sinh răng miệng chủ yếu là làm sạch lưỡi và nướu của bé. Vệ sinh để cho sạch hơn, tuy nhiên vẫn còn nhiều ý nghĩa và vai trò hơn thế nữa khi mẹ áp dụng cách vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh đúng cách.
- Lưỡi là nơi chứa rất nhiều các vi sinh vật, vệ sinh miệng giúp bé loại bỏ những sinh vật không tốt này, nâng cao cảm nhận về hương vị của bé tốt hơn, bước đầu hình thành hoạt động của vị giác.
- Loại bỏ hơi thở có mùi khó chịu, giảm thiểu tốt nhất nguy cơ nhiễm trùng hay nấm vùng răng miệng cho bé.
- Mát – xa nướu hỗ trợ tốt quá trình mọc răng của trẻ sau này.
- Tạo cho bé thói quen với việc vệ sinh răng miệng hàng ngày, tốt cho sinh hoạt lâu dài của trẻ sơ sinh.
Vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh đóng vai trò quan trọng đến khả năng ăn uống cũng như thói quen sinh hoạt sau này của bé
Cách vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh
Liệu có phải giống như người lớn, đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, sáng và tốt? Với trẻ sơ sinh cũng như thế, việc chăm sóc về vệ sinh răng miệng cần theo lịch nhất định trong ngày, ở những thời điểm nhất định. Thường sau những lần bé bú mẹ, đặc biệt là buổi sáng và trước khi đi ngủ mẹ hãy áp dụng cho con.
Những vấn đề mẹ thường thấy với miệng của bé đó là sự xuất hiện của một lớp mủ trắng sau khi ti sữa. Đây là điều thường thấy, mẹ không cần lo lắng, chỉ là cặn sữa còn đọng lại bám dính trên bề mặt sữa, có thể lau đi dễ dàng bằng cách vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh thông thường. Nấm hay tưa lưỡi cũng là vấn đề nghiêm trọng. Đây là một bệnh lây truyền, xuất hiện ở niêm mạc miệng, có thể phát sinh thành bệnh hay không phụ thuộc vào sức đề kháng của con. Dấu hiệu của bệnh là những mảng trắng như sữa bám vào niêm mạc miệng, đi mẹ cố lau thì có thể dẫn đến chảy máu. Trong trường hợp này lựa chọn thông minh là đưa bé đi khám.Nếu nấm phát triển nhiều làm cho bé đau không bú được, quấy khóc và gầy sụt nhanh.
Các bước trong cách vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh mẹ nên áp dụng theo:
- Rửa thay thật sạch, chuẩn bị nước ấm vào một bát sạch. Mẹ hãy chú ý đến nhiệt độ của nước không quá nóng, quá lạnh để bé không bị tổn thương, hay bị bỏng.
- Quấn vải (khăn) xung quanh ngón tay trỏ của bạn. Lựa chọn loại vải mềm, thấm hút tốt để không tổn thương lưỡi của bé. Nhúng ngón tay vào nước ấm trong bát.
- Giữ cố định bé bằng một tay vế bé, một tay vệ sinh răng miệng, đặt ngón tay lên môi dưới của con để khuyến khích con mở miệng. Cũng có thể đặt con lên giường hoặc lên ghế sofa, nếu có thêm một người hỗ trợ sẽ đơn giản hơn nhiều.
- Khi bé mở miệng dùng ngón tay đã quấn khăn cọ xát lưỡi nhẹ nhàng theo hình tròn để loại bỏ những mảng trắng. Trên thị trường hiện nay có những loại kem đánh răng, hoặc dung dịch vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh hiệu quả, mẹ có thể cân nhắc sử dụng nhưng phải đảm bảo chất lượng.
- Sau khi lữa đã được làm sạch, mẹ di chuyển ngón tay xung quanh miệng và mát – xa nhẹ nhàng nướu và lợi cũng như vòm má và vùng dưới lưỡi cho con. Điều này kích thích và hỗ trợ quá trình mọc răng sau này.
- Nếu sau các nỗ lực làm sạch mà cặn trắng ở lưỡi vẫn không thể làm sạch được thì hãy đưa bé đến bác sỹ để có tư vấn tốt nhất.
Có những lưu ý trong cách vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh đó là không đưa ngón tay vào quá sâu trong miệng vì có thể chạm đến họng khiến bé bị kích ứng gây nôn trớ. Không vệ sinh miệng khi bé vừa mới ăn xong, hãy để qua một thời gian rồi hãy làm cho bé.
Trên đây là cách vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh mẹ nên lưu lại để áp dụng. Hàm răng sau này và miệng lưỡi có vai trò rất quan trọng trong việc hấp thụ thức ăn của con trẻ. Vì vậy mẹ đừng bỏ qua vấn đề quan trọng này nhé.