Với các mẹ, việc theo dõi chiều cao cân nặng của trẻ là việc làm hàng tuần, thậm chí là hàng ngày. Vậy tại sao lại phải làm như thế?
Xem thêm:
Chiều cao cân nặng của bé luôn luôn thay đổi theo từng giai đoạn, nhất là những năm đầu đời, sự thay đổi được nhìn thấy rõ ràng nhất. Ngay trong 12 tháng đầu, trẻ tăng chiều cao lên gấp rưỡi, cân nặng có thể tăng gấp 3. Chính vì thế, theo dõi các chỉ số này là một trong những yếu tố quan trọng giúp mẹ nắm được tình trạng sức khỏe của con, từ đó có những hành động kịp thời giúp con phát triển toàn diện.
Lý do cần theo dõi chiều cao cân nặng của trẻ
Chắc mẹ nào cũng đã, đang trải qua cảm giác lo lắng về cân sự phát triển thể chất của trẻ. Con còi, dễ ốm đau, biếng ăn chậm lớn. Chưa kể những suy nghĩ về nhận xét của mọi người cũng làm mẹ căng thẳng. Vì thế mẹ luôn theo dõi sát sao tình hình chiều cao cân nặng của bé.
Theo dõi thường xuyên chiều cao cân nặng của trẻ
- Theo dõi tình trạng cơ thể của bé: Trẻ thiếu cân có thể là biểu hiện của suy dinh dưỡng. Thừa cân so với tiêu chuẩn là dấu hiệu của béo phì. Cho dù là tình trạng nào cũng nguy hiểm và cản trở sự phát triển của trẻ.
- Tình trạng dinh dưỡng của trẻ: Mẹ có thể thông qua chỉ số chiều cao cân nặng của trẻ để đoán được chế độ ăn hàng ngày đã hợp lý chưa. Nếu bé chậm cao so với các bạn thì có thể trẻ đã thiếu canxi và photpho. Trẻ suy dinh dưỡng hay còi xương nên tăng cường thêm năng lượng cho trẻ.
- Liệu rằng bé có đang bị ốm: Khi cơ thể có chịu, ảnh hưởng bệnh lý khiến bé lười ăn nên việc thiếu hụt chất dinh dưỡng khiến trẻ chậm tăng cân và chiều cao.
- Phản ứng kịp thời trước những dấu hiệu bất thường từ trẻ: Không chỉ phát hiện ra vấn đề, từ đó mẹ cũng có thể có được căn cứ đưa ra phương pháp điều trị giúp bé có chiều cao cân nặng ở mức tốt nhất.
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của trẻ
Hiểu rõ những yếu tố tác động đến chiều cao cân nặng để có định hướng giải pháp phù hợp nuôi con khỏe mạnh.
- Cho yếu tố di truyền
Đây là yếu tố khá cơ bản trong sự phát triển của trẻ. Khi sỉnh ra, bé nhận được bộ gen di truyền từ bố mẹ. Theo một số nghiên cứu, chiều cao sẽ bị ảnh hưởng khoảng 23% từ yếu tố di truyền. Yếu tố về nhóm máu, lượng mỡ thừa trong cơ thể và cân nặng của bố mẹ cũng có thể tác động đến sự phát triển thể chất của trẻ.
- Vấn đề dinh dưỡng
Dinh dưỡng đóng góp đến 32% trong sự phát triển chiều cao cân nặng của trẻ. Suy dinh dưỡng làm hạn chế phát triển thể chất. Thiếu canxi ảnh hưởng đến mật độ xương và hệ răng, trẻ thua thiệt về chiều cao. Chế độ ăn không hợp lý, nhiều đạm, ít sữa, thừa tinh bột và chất béo nhưng không đủ vitamin và chất khoáng cũng có thể là căn nguyên của vấn đề. Trong bữa ăn của bé có đầy đủ 4 nhóm: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Khi bé thua thiệt với bạn bè về thể chất, việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp trẻ được bù đắp và bắt kịp cân nặng, chiều cao chuẩn.
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của bé
Ngay cả việc trẻ thừa cân cũng có thể bắt nguồn từ vấn đề dinh dưỡng bị cung cấp thừa, không thể tiêu hao được hết.
- Bệnh lý
Trẻ nhỏ sức đề kháng kém nên dễ mắc các bệnh lý như viêm hô hấp, rối loạn đường tiêu hóa, ….Khi bé bị bệnh, cơ thể khó chịu nên sẽ không chịu ăn uống. Với những trẻ bệnh kéo dài, hoặc bệnh này nối tiếp bệnh kia, bé biếng ăn kéo dài không có chất dinh dưỡng nên sẽ chậm lớn.
- Sức khỏe của mẹ trong thời kỳ mang thai bé
Thời gian tiền đề này khá quan trọng cho sự phát triển sau này của bé. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ trong thời gian này ảnh hưởng đến cân nặng và chiều cao của trẻ sau này. Các loại chất đạm, iod, sắt, acid folic, acid béo chưa no (DHA, ARA)…là rất cần thiết để bé phát triển khỏe, thông minh.
Bên cạnh đó, bé sinh chưa đủ tháng, đủ ngày cũng sẽ nhẹ cân hơn so với bạn bè sinh đủ ngày, đủ tháng.
Trên đây là những kiến thức về chiều cao cân nặng của trẻ. Chúc các mẹ chăm con khỏe, con thông minh theo phương pháp khoa học.