Vặn mình khi ngủ là tình trạng thường gặp ở rất nhiều trẻ sơ sinh, điều này khiến nhiều bố mẹ lo lắng vì thấy con luôn khó chịu, giấc ngủ không trọn vẹn. Dưới đây là chia sẻ của mẹ có con hay vặn mình khi ngủ.
Chị Lan Anh (Hải Phòng) chia sẻ: Trước đây bé Min hay quấy khóc đêm lắm, hầu như đêm nào cũng 1 đến 2 giờ sáng mới chập chờn vào giấc được, con cũng hay vặn mình, nhiều hôm mặt đỏ gay gắt lên, rất khó chịu. Thương con, chị tìm đủ mọi cách để giúp con ngủ ngon nhất, mẹo dân gian ai mách gì cũng làm theo mà thấy không hiệu quả, sau đó chị tìm đến lời khuyên của các bác sĩ, cho Min đi khám và sử dụng thêm thực phẩm bổ sung. Sau một thời gian kiên trì thực hiện, cuối cùng Min đã có giấc ngủ đêm trọn vẹn nhất, hết giật mình, quấy khóc luôn.
Vậy, bí quyết chữa con hay vặn mình khi ngủ của mẹ Lan Anh là gì? Hãy cùng khám phá ngay thông tin được chia sẻ dưới đây nhé.
Bí quyết chữa con hay vặn mình khi ngủ theo lời khuyên của chuyên gia
Chị Lan Anh chia sẻ, sau khi đưa bé đi khám, thấy con vẫn khỏe mạnh, không có dấu hiệu của bệnh lý nên chị rất yên tâm. Hầu hết, vặn mình là biểu hiện sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh, nếu mẹ thấy bé thường xuyên vặn mình nhưng vẫn khỏe mạnh, bú tốt thì không cần quá lo lắng bởi có thể do trẻ chưa quen với điều kiện môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, mẹ cũng cần theo dõi các biểu hiện của con để biết được nguyên nhân khiến bé vặn mình là gì từ đó mới tìm ra được giải pháp hiệu quả nhất.
Với trường hợp của bé Min thường quấy khóc đêm, ngủ muộn, hay vặn mình khi ngủ và ngủ không sâu giấc, mẹ Lan Anh đã làm như sau:
Kiểm tra vấn đề về vệ sinh cơ thể của bé
Đầu tiên, mẹ nên kiểm tra xem tã/bỉm của con có bị ướt hoặc bẩn khiến bé khó chịu hay không, quần áo mặc có bị quá chật hay quá nóng không,…những yếu tố này đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của trẻ, khi thấy cơ thể không thoải mái, con sẽ liên tục vặn mình, ngủ không sâu giấc.
Da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, vì vậy khi vệ sinh mẹ cũng nên chú ý làm sạch từng bộ phận, chú ý đến những nếp gấp trên cơ thể, các kẽ chân, kẽ tay để giúp con làm sạch hiệu quả nhất.
Vệ sinh phòng ngủ và chú ý đến nhiệt độ phòng
Mẹ nên để phòng ngủ của bé thoáng mát, yên tĩnh, tránh xa tiếng ồn và phải thường xuyên vệ sinh chăn, gối sạch sẽ. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên chú ý đến nhiệt độ phòng, tránh để bé quá nóng hoặc quá lạnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
Mẹ nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi chữa vặn mình cho con
Nên tắm nắng buổi sớm cho bé
Rất nhiều trẻ sơ sinh thường xuyên vặn mình có thể do trẻ thiếu canxi, điều này khiến bé mệt mỏi và vặn mình là cách giúp trẻ làm giãn các cơ và xương khớp. Nếu thấy con hay vặn mình khi ngủ mẹ nên thường xuyên tắm nắng cho trẻ – đây là cách bổ sung canxi cho trẻ an toàn và hiệu quả nhất.
Mẹ có thể tắm nắng cho trẻ vào khoảng 7 giờ sáng, cởi bỏ bớt quần áo để con cảm thấy thoải mái nhất, sau khi tắm nắng xong nên dùng một chiếc khăn sạch để lau cơ thể cho bé, đặt bé vào phòng mát, thoáng khí để nghỉ ngơi.
Tắm nước ấm và massage cơ thể
Mẹ Lan Anh chia sẻ, trước chị thường cho Min tắm nước ấm, sau đó massage cơ thể, lòng bàn chân, bàn tay, ngày nào cũng thực hiện như một thói quen trước khi ngủ cho Min. Sau một thời gian, chị thấy Min ngủ ngon hơn, cũng ít vặn mình hơn rất nhiều.
Mặc dù vặn mình là biểu hiện sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh nhưng mẹ cũng cần theo dõi tình trạng của bé, nếu thấy con có dấu hiệu bất thường đi kèm cần đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế gần nhất, gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, tư vấn và hỗ trợ điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
Trên đây là một số chia sẻ của mẹ Lan Anh, nếu mẹ có con hay vặn mình khi ngủ thì có thể tham khảo thêm thông tin hoặc chia sẻ những bí quyết mà mẹ đã áp dụng thành công nhé. Chúc bé sẽ luôn có một giấc ngủ sâu, tròn giấc để phát triển tốt nhất.
>>> Xem thêm: Cách chọn giường ngủ trẻ em thích hợp nhất