Trào ngược dạ dày là một trong những lý do khiến con khóc đêm. Trào ngược gây đau bụng, khó chịu ở cổ họng và miệng của trẻ, sau đó có thể đánh thức bé khỏi giấc ngủ dễ dàng. Điều này khiến cả bé và cha mẹ mệt mỏi. Trang bị một số thông tin là điều cần thiết cho cha mẹ lúc này.
Nguyên nhân nào gây trào ngược dạ dày khiến con khóc đêm?
Bé con khóc đêm có thể vì rất nhiều lý do, thế nhưng bé bị trào ngược dạ dày khiến cơ thể bé khó chịu và quấy khóc theo một cách rất khác. Có thể là khó để cải thiện tình trạng này, tuy nhiên khi cha mẹ nắm được những nguyên nhân gây trào ngược thì khó khăn sẽ được giảm bớt.
Bé bị trào ngược thường là vì:
- Yếu tố sinh lý: Ở trẻ nhỏ, cơ vòng thực quản dưới đang trong quá trình hoàn thiện, chưa thể thực hiện đầy đủ chức năng đóng và mở để thức ăn vào dạ dày được giữ lại. Vì thế, axit dạ dày và thức ăn có thể bị trào ngược lên thực quản, gây buồn nôn hoặc ợ hơi.
- Bé bị sặc sữa: Nếu dòng sữa mẹ chảy ra rất nhanh sẽ khiến trẻ cũng phải nuốt nhanh và có thể không kịp nuốt xuống bụng. Sự tăng tiết sữa của mẹ có thể dẫn đến tình trạng bé nuốt phải nhiều không khí dễ gây sặc khi bú, bụng đầy hơi khó tiêu. Bé quấy khóc và bắt đầu nôn trớ, không bú mẹ là điều dễ hiểu.
Khi cơ thể bé phát triển hoàn thiện hơn thì sự trào ngược do sinh lý sẽ giảm dần và biến mất. Nếu bé vẫn tăng cân đều thì mẹ không cần phải quá lo lắng khi thấy bé nôn trớ sau khi bú và quấy khóc. Với bé con hay nôn trớ do sặc sữa thì cha mẹ có thể tìm cách khắc phục một cách dễ dàng.
Bé ngồi với tư thế thích hợp sẽ hỗ trợ tiêu hóa tốt
Mẹ làm gì khi con khóc đêm do bị trào ngược?
Vì nguyên nhân khiến bé khóc đêm là do trào ngược dạ dày, để cải thiện thì cha mẹ cần giải quyết tốt vấn đề trào ngược của bé. Nhưng thường thì không phải bé nào cũng có thể ngủ ngon khi cơn đau khó chịu ở bụng không còn. Mẹ cần một số tuyệt chiêu khác để dỗ bé ngủ và bớt quấy khóc.
Trước tiên, để tạo điều kiện tốt nhất cho giấc ngủ đêm của bé, có một số lời khuyên cho mẹ giúp bé hạn chế bị nôn trớ trong quá trình ăn uống:
- Mẹ hãy thay đổi cách bế bé khi cho bé bú mẹ. Bằng cách đặt bé nằm ngửa và gần bầu ngực của mẹ sao cho đầu của bé cao hơn thân mình. Tư thế này giúp bé phải nỗ lực hơn trong việc bú mẹ và trọng lực không giúp sữa chảy ra với tốc độ nhanh hơn mức cần thiết. Còn bé ăn dặm nên được ngồi ăn với chiếc ghế tựa thẳng lưng.
- Mẹ nên cho bé bú hết một bên bầu sữa rồi mới chuyển bé qua bên còn lại. Điều này giúp bé có được dinh dưỡng đầy đủ của dòng sữa và tránh được lượng lactose lớn gây khó tiêu có trong lớp sữa đầu khi mẹ quá vội vàng đổi bên cho bé bú. Khi bé không còn muốn ăn, mẹ tránh việc cố gắng ép bé ăn thêm khiến bé cáu gắt và quấy khóc gây nôn trớ.
- Đợi đến thời điểm bé được khoảng 3 tháng tuổi, sự thích nghi với từng hoàn cảnh và cơ thể của bé dần hoàn thiện sẽ không còn bị nôn trớ sau khi bú nhiều nữa.
Sau khi cho bé ăn, mẹ có thể thực hiện một số việc sau:
Vỗ ợ hơi cho bé
Con khóc đêm có thể vì bị đầy hơi, đau bụng do khi ăn đã nuốt phải nhiều không khí. Do đó, mẹ nên vỗ cho bé ợ hơi sau khi ăn. Mẹ bế bé dựa đầu lên vai mẹ, vuốt hoặc vỗ nhẹ lưng cho bé. Đảm bảo bé không bị đầy hơi gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Không phải chỉ có tác dụng sau khi ăn, mẹ vỗ ợ hơi cho bé thường xuyên trong khi bé ăn sẽ giảm đáng kể lượng khí mà bé nuốt vào đường tiêu hóa.
Giữ bé đứng thẳng trước khi ngủ
Một điều khác mẹ có thể làm là sau khi cho bé ăn, vỗ ợ hơi đó là thay tã, bế bé đứng thẳng trước khi đặt bé xuống để nghỉ ngơi. Điều này có thể giúp giảm thiểu sự khó chịu trào ngược cho bé.
Mẹ vỗ ợ hơi và bế bé thẳng lưng sau ăn giúp bé hạn chế tình trạng trào ngược
Đặt bé xuống nôi ở một góc nghiêng
Cho dù bé đang ngủ trong cũi hoặc trong nôi hoặc bất cứ nơi nào khác, hãy đặt bé ở một độ nghiêng an toàn, miễn là không quá dốc khiến bé có thể bị trượt xuống. Mẹ có thể dùng chăn đệm phía dưới chỗ ngủ cho bé. Tư thế này sẽ giúp ngăn chặn sự trào ngược xuất hiện. Trọng lực sẽ giữ cho axit dạ dày không bị di chuyển lên phía trên của đường tiêu hóa.
An ủi, xoa dịu bé
Cho đến khi bé được 1 tuổi, hầu hết các bé không tránh khỏi tình trạng nôn trớ, trào ngược dạ dày. Các bé sẽ gặp phải khó khăn để có thể ngủ nếu không có sự giúp đỡ nào từ cha mẹ. Vì thế, hãy đánh lạc hướng bé khỏi sự mệt mỏi và khó chịu do trào ngược bằng thói quen đi ngủ, tạo cho bé có được sự thư giãn cần thiết cho một giấc ngủ. Bên cạnh đó, cha mẹ hãy làm tất cả những cách giúp bé giảm đau được các chuyên gia khuyến cáo. Bé được xoa dịu sẽ bớt quấy khóc và bắt đầu giấc ngủ dễ dàng hơn.
Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng thuốc
Nếu trẻ khóc đêm quá nhiều trong một thời gian dài do các dấu hiệu trào ngược, việc đưa bé đến bác sĩ là điều tốt nhất mẹ có thể làm và hãy thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ đưa ra. Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc cho bé để tránh những tác dụng không mong muốn khi điều trị quá mức cần thiết cho bé.
Con khóc đêm do trào ngược dạ dày là tình trạng không hiếm gặp với các mẹ bỉm sữa. Nhưng với các kỹ năng chăm bé khoa học, mẹ và bé có thể bớt đi rất nhiều mệt mỏi cũng như căng thẳng khi trải qua giai đoạn phát triển này!
>>> Xem thêm: Trẻ 4 tháng tuổi ngủ không sâu giấc: Hậu quả và cách khắc phục