Con ngủ hay giật mình là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng khiến nhiều mẹ không khỏi lo lắng. Các mẹ đã thử nhiều cách khác nhau nhưng không những không cải thiện được tình trạng này cho con mà còn gây ảnh hưởng đến trẻ. Vậy đâu là biện pháp chuẩn xác nhất giúp con thoát khỏi tình trạng giật mình, ngủ không ngon giấc? Mẹ hãy cùng tham khảo nhé.
Nguyên nhân khiến con ngủ hay giật mình
Trong những năm tháng đầu đời, giấc ngủ có vai trò rất quan trọng với sự phát triển của trẻ nhỏ, chính vì vậy, tình trạng trẻ ngủ hay giật mình, ngủ không ngon giấc và quấy khóc khiến cha mẹ lo lắng và mệt mỏi. Vậy đâu là nguyên nhân khiến con ngủ hay giật mình?
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Trung tâm Nhi khoa Boston (Anh quốc), lớp vỏ não và giấc ngủ của trẻ có một mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Hoạt động của vỏ não nhằm điều khiển tình trạng ngủ – thức của trẻ là một trong những hoạt động phức tạp nhất mà não bộ thực hiện. Trong khi ngủ, vỏ não của chúng ta ức chế toàn bộ các hoạt động vận động có ý thức, nhưng vẫn phải đảm bảo duy trì những hoạt động khác của hệ thần kinh thực vật như hít thở, tim đập, nhu động ruột, hoạt động của các cơ quan gan, thận,… Đối với các bé, rất khó để có thể điều khiển được giấc ngủ, vì não bộ của các bé chưa thực sự phát triển toàn diện giống như người lớn. Đây chính là lý do mà trong lúc ngủ trẻ vẫn có những hành động vô thức như rướn người, đập chân đập tay, khóc, cười, giật mình,… vì lúc này vùng vận động ý thức của trẻ không bị ức chế hoàn toàn.
Cũng theo các nhà khoa học tại Trung tâm Y khoa Boston, các yếu tố dưới đây sẽ khiến trẻ dễ bị giật mình khi ngủ hơn, bao gồm:
- Khi còn thức bé bị ức chế, bị kích thích, sợ hãi hoặc quá vui, nô đùa quá nhiều,… Những cảm xúc này sẽ ảnh hưởng đến con trong lúc ngủ gây ra tình trạng giật mình.
- Thiếu các chất vi lượng như canxi, magie, photpho,… là những chất giúp ổn định hoạt động của hệ thần kinh.
- Trẻ vận động thể chất nhiều hơn bình thường vào lúc thức.
- Trẻ gặp một số vấn đề về sức khỏe như bị ốm, sốt, bị các bệnh lý khác.
- Những vấn đề về sinh lý ở trẻ như mắc tiểu, mắc cầu, nhu động ruột,…
- Bé đang ở giai đoạn mọc răng nhưng lại không được bổ sung đầy đủ lượng canxi khiến bé cảm thấy nhức mỏi cơ, xương, dễ bị giật mình.
- Hệ tiêu hóa của trẻ bị rối loạn do thức ăn không phù hợp hoặc con bị ép ăn, mắc chứng biếng ăn,..
- Các nguyên nhân khác: Có thể nhắc tới đó là do trẻ không được ngủ đủ giấc, không gian không yên tĩnh nhiều tiếng động, nhiệt độ phòng không hợp lí, hay vấn đề vệ sinh cho bé chưa được tốt….
Mẹ cần làm gì khi con ngủ hay giật mình
Những mẹo giúp con hết giật mình, ngủ ngon
Các mẹ lưu ý để trẻ ngủ ngon giấc vào ban đêm thì cần đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho giấc ngủ của con, cụ thể như sau:
- Khi bé của mẹ hay bị giật mình và khóc thét khi đi ngủ thì tuyệt đối mẹ không vỗ lưng hay cho con bú ngay mà chỉ nên ngồi rồi quan sát biểu hiện xem bé có ngủ tiếp được hay không. Nếu bé tiếp tục ngủ thì không sao nhưng nếu bé nhà mẹ tiếp tục khóc thì lúc này bố mẹ mới nên dỗ dành bé nhé.
- Khi con đi ngủ, cha mẹ nên cho bé mặc quần áo có chất liệu thông thoáng, không quá nóng và không được quá lạnh.
- Không gian ngủ gồm giường chiếu, rèm cửa, cũi ngủ của bé phải được vệ sinh sạch sẽ, không được để sữa hay đồ ăn rơi rớt, vừa khiến bé nằm phải sẽ khó chịu, vừa tạo điều kiện cho côn trùng tiếp xúc với bé.
- Mẹ nên tắm cho bé hàng ngày để giúp bé cảm thấy dễ chịu và vệ sinh cơ thể được sạch sẽ.
- Để tạo cho trẻ có một phản xạ nghỉ ngơi khoa học, nên tập cho trẻ có thói quen ngủ sớm và đi ngủ đúng vào một giờ giấc đã được quy định.
- Mẹ nên theo dõi giấc ngủ của con và rèn cho bé có tư thế ngủ sao cho đảm bảo bé được thoải mái và an toàn nhất.
- Trước khi đến giờ đi ngủ của con, cha mẹ nên tránh gây kích thích hệ thần kinh cho trẻ như quát nạt, dọa dẫm, mắng mỏ khiến trẻ sợ hãi, lo lắng. Cũng không nên nô đùa quá nhiều với trẻ. Tất cả những việc làm này đều có ảnh hưởng không tốt đến trẻ khiến trẻ ngủ hay bị giật mình.
- Việc vận động cơ thể một cách đầy đủ cũng là một yếu tố rất quan trọng khác giúp cho bé giấc ngủ sâu. Ngoài ra, bé cũng chỉ có thể ngủ sâu ngon giấc khi không bị đói hoặc quá no hay bị khát nước, đây là điều cha mẹ nên quan tâm và lưu ý.
Không khó để tìm ra nguyên nhân khiến con ngủ hay giật mình và có được một biện pháp khắc phục phù hợp. Chính vì vậy, mẹ đừng quá lo lắng. Hãy áp dụng những cách được bài viết gợi ý kể trên để con có giấc ngủ ngon mẹ nhé.
>>> Xem thêm: Tại sao trẻ sơ sinh khóc đêm và ngủ cả ngày ?