Tình trạng con quấy khóc đêm là nỗi niềm chung của các bà mẹ bỉm sữa. Kara Cantrell, một nữ diễn viên nổi tiếng cũng đã từng trải qua giai đoạn này. Cô đã có những tâm sự rất chân thực về quãng thời gian đó và chia sẻ kinh nghiệm của mình cho các mẹ ngay dưới đây.
Stress đến mức suýt trầm cảm vì con hay quấy khóc đêm
Kara Cantrell, nữ diễn viên đến từ Atlanta (Mỹ) cho biết cô đã gặp rắc rối sau 2 ngày con trai chào đời. Cô nói: “Em bé khóc hét lên suốt đêm. Lúc đó, tôi cảm thấy rất bối rối và không biết phải làm gì với con”.
Khoảng hai tháng sau, mọi việc không những không hề tốt lên mà thậm chí còn tồi tệ hơn. Cô vẫn còn nhăn mặt khi nghĩ lại những ngày chăm con: “Cảm giác thật tồi tệ, khi mà bạn có cảm giác như em bé của mình dường như đã có những giấc ngủ đi vào quỹ đạo, nhưng ngay sau đó mọi chuyện lại xáo trộn lên. Có khoảng 3, 4 đêm liên tiếp con ngủ John ngủ một cách kỳ diệu một mạch 6 tiếng đồng hồ, nhưng vào đêm hôm sau, cậu bé lại thức dậy 6 lần và quấy khóc cả đêm”.
Cantrell kể lại, quãng thời gian này cô luôn cảm thấy mệt mỏi, bất lực. Cô có cảm giác mình là một người mẹ tồi khi không biết cách chăm sóc con. Cô cho rằng đã có mình rơi vào trạng thái trầm cảm bởi cô không muốn nói chuyện với ai, mỗi lần con khóc là cô cũng sẽ khóc, sau đó cáu gắt và ném đồ đạc.
Sau khi trấn tĩnh lại, cô quyết định đưa con tới gặp chuyên gia. Người mà cô tin tưởng là Tiến sĩ Jodi Mindell, Phó Giám đốc của Trung tâm chăm sóc giấc ngủ tại Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia. Ông đã phân tích cho Cantrell hiểu rằng, trẻ sơ sinh thường thức dậy ban đêm khi đói, đặc biệt là trong những năm tháng đầu đời, do dạ dày con còn nhỏ nên tần suất bé dậy ăn sẽ nhiều hơn. Đến khoảng 3 tháng tuổi, cơ thể của bé bắt đầu tạo ra nhiều hormone melatonin hơn, điều này sẽ giúp chu kỳ giấc ngủ của con được ổn định hơn và con ngủ ngon hơn. Những tư vấn của Jodi đã giúp cô yên tâm và bình tĩnh hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, Jodi cũng là tác giả của nhiều cuốn sách cung cấp kiến thức về giấc ngủ của trẻ. Jodi đã tặng cho Cantrell 2 cuốn sách là Giúp con ngủ qua đêm và Đi tìm tiếng nói chung giữa trẻ sơ sinh và cha mẹ. Cô đã học được rất nhiều kiến thức bổ ích từ 2 cuốn sách này và cô quyết định chia sẻ cách giúp con ngủ ngoan hơn, chấm dứt tình trạng con quấy khóc đêm trong vòng 1 tháng mà cô đúc kết lại từ những cuốn sách đó.
>>> Xem thêm: Đầy bụng: Nguyên nhân làm trẻ sơ sinh quấy khóc khó ngủ và cách xử trí
Kara Cantrell đã làm thế nào để con hết quấy khóc đêm?
Trước tiên, cô tìm hiểu thật kỹ nhu cầu giấc ngủ của con. Theo như cô biết được, thì trẻ sơ sinh có thể ngủ khoảng 10 đến 18 tiếng mỗi ngày. Từ 4 tháng đến khoảng 1 tuổi, các bé sẽ ngủ từ 9 đến 12 giờ ban đêm, kết hợp với những giấc ngủ ngắn vào ban ngày. Với Kent nhà cô thì chỉ ngủ khoảng 5 đến 6 giờ vào thời gian đầu luyện ngủ ban đêm.
Phương pháp giúp con ngủ ngon được nữ diễn viên chia sẻ
Phương pháp mà Cantrell lựa chọn là “kỹ thuật xa dần” giúp bé tự ngủ. Một điều mà cô lưu ý với các bà mẹ khi muốn áp dụng phương pháp này là cần phải giữ ý chí cứng rắn. Cô nhấn mạnh: “Bạn phải tập làm ngơ mỗi khi nghe thấy tiếng con khóc thút thít. Nếu bạn cuống cuồng chạy lại phòng bé ngay lập tức, kế hoạch coi như đã bị đổ vỡ và bạn sẽ phải bắt đầu lại từ đầu. Con càng lớn và nhận thức sự việc càng rõ ràng thì việc bắt đầu lại càng khó khăn hơn”.
Cô cũng khuyên các mẹ rằng: “Nếu bạn thực sự muốn con ngủ một cách tự lập, thì đừng để giấc ngủ của bé phải phụ thuộc vào việc ti mẹ, dùng ti giả, hay việc được bế lắc lư trên tay, nằm trong xe đẩy hay đung đưa cả buổi ở trong nôi. Nếu làm được việc này, bé có thể tự quay trở lại giấc ngủ khi thức dậy vào giữa đêm”.
Với kỹ thuật xa dần giúp bé tự ngủ thì mục đích là nhằm tạo khoảng cách dần dần, khiến hình ảnh của mẹ bị mờ dần trong tầm nhìn của bé. Dần dần bé sẽ cảm thấy bạn càng rời xa khỏi giường và chìm vào giấc ngủ. Việc tạo khoảng cách xa dần có thể được đẩy nhanh hơn vào những đêm sau, và cuối cùng, vào mỗi tối khi con đi ngủ, mẹ chỉ cần chúc con ngủ ngon, tắt điện và bước ra ngoài phòng là bé đã có thể tự ngủ được rồi.
Kỹ thuật xa dần giúp bé tự ngủ mà Cantrell đã áp dụng cho con được cô thực hiện qua những bước cơ bản như sau:
- Trước tiên, Cantrell tạo thói quen đi ngủ cho John vào một giờ nhất định kể cả khi bé chưa có biểu hiện buồn ngủ. Hàng ngày, cứ đến 9h tối là cô đặt con vào trong chiếc cũi quen thuộc.
- Sau khi đặt John vào cũi, cô sẽ trao cho bé một cái ôm ấm áp trong khi bé nằm xuống.
- Mẹ buông bé ra và nắm lấy tay bé.
- Sau đó, mẹ ngồi xuống cạnh cũi và không nắm tay con nữa.
- Tiếp đến, mẹ di chuyển một khoảng cách xa cũi của bé – có thể khoảng một mét.
- Dần dần, mẹ hãy tăng khoảng cách một mét mỗi lần, cho đến khi mẹ ở ngưỡng cửa phòng của bé.
- Sau đó, mẹ di chuyển ra khỏi cửa nhưng vẫn đảm bảo trong tầm mắt của bé.
- Cuối cùng, mẹ dần khép cửa lại và quan sát những biểu hiện của con.
Cantrell chia sẻ, những ngày đầu, khi không thấy mẹ nữa, có thể bé sẽ khóc thét lên, nhưng mẹ đừng vội vã chạy ngay lại gần con. Hãy để bé quen với việc không thấy mẹ một lúc, rồi sau đó lại bắt đầu lại quy trình trên. Đối với John bé bỏng, Cantrell nói chỉ mất khoảng 1 tuần để con có thể tự ngủ sau khi mẹ rời khỏi phòng.
Đúng là không ai có thể thoát khỏi cảnh con khóc đêm, từ một người mẹ làm công nhân, làm văn phòng, hay một người nổi tiếng. Nếu bé nhà mẹ đang gặp phải tình trạng khóc đêm, hãy thử áp dụng cách mà nữ diễn Kara Cantrell gợi ý nhé.
>>> Xem thêm: Phương pháp 7 ngày cho trẻ quấy khóc đêm mẹ cần nên biết