Không ít trường hợp vì nằm sai tư thế mà làm đầu trẻ sơ sinh lúc ngủ dễ bị méo, bẹp, gây mất thẩm mỹ và khiến bé cảm thấy tự ti khi lớn lên. Dưới đây là 4 điều mẹ cần lưu ý để bảo vệ cái đầu non nớt của bé ngay cả khi ngủ.
Mẹ đừng cho rằng ngoại hình của bé đẹp hay xấu là phụ thuộc hoàn toàn vào yếu tố di truyền. Trong những năm đầu phát triển, mẹ không chỉ cần quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng mà con là các hoạt động ăn, ngủ để kịp thời điều chỉnh tật xấu của trẻ. Điều này giúp bé lớn lên khỏe mạnh cũng như xinh xắn về ngoại hình, không bị méo đầu, bẹp đầu hay trề môi. Dưới đây là 4 kiểu nằm sai làm đầu trẻ sơ sinh lúc ngủ dễ bị méo mà mẹ cần lưu ý:
4 kiểu nằm sai làm đầu trẻ sơ sinh lúc ngủ dễ bị méo
Trẻ nằm nghiêng một bên
Khi trẻ còn nhỏ, mẹ cần tuyệt đối hạn chế để trẻ nằm nghiêng một bên, vì sẽ dễ dàng khiến bé mắc chứng méo đầu. Theo các bác sĩ, hiện tượng dị dạng hộp sọ hay còn gọi là méo đầu thường phổ biến ở trẻ sơ sinh vì cha mẹ đã để con nằm sai tư thế. Do đó, cha mẹ nên nhớ, trẻ dưới 1 tuổi không nên để nằm nghiêng vì hộp sọ vẫn còn mềm, dễ bị dị dạng.
Theo các bác sĩ, hiện tượng dị dạng hộp sọ hay còn gọi là méo đầu thường phổ biến ở trẻ sơ sinh vì cha mẹ đã để con nằm sai tư thế
Rất may là hiện tượng méo đầu trẻ sơ sinh lúc ngủ không để lại hậu quả gì tới sự phát triển của não bộ. Nhưng mẹ cũng nên tham khảo các cách khắc phục dưới đây để trẻ không bị tự ti về mặt thẩm mỹ khi lớn lên:
- Để trẻ nằm sấp dưới sự trông nom và quan sát của người thân, cách làm này giúp đầu của trẻ không bị tiếp xúc lâu với gối và mau phục hồi hơn.
- Để trẻ nằm cân 2 bên, không để nghiêng hẳn về một bên nào nhằm giúp đầu của trẻ cân đối hơn.
- Khi bế hãy chú ý luôn giữ đầu của trẻ được thẳng.
- Ở trẻ 3 tháng tuổi, phần cổ và xương sống đã khá cứng cáp, bé có thể nằm ngủ mà không cần gối, vì thế mẹ không nên kê gối mà hãy chỉ một tấm chăn mỏng để bé cảm thấy thoải mái.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tư thế ngủ đúng và an toàn nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là nằm ngủ. Bởi chỉ cần mẹ không chú ý một chút là sẽ để quên bé ở tư thế nằm sấp, gây tức bụng, khó thở, dễ nôn trớ, thậm chỉ ảnh hưởng đến phần xương ức của bé.
Trẻ ngủ há miệng
Thói quen há miệng khi ngủ làm ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe của trẻ, cụ thể là hệ hô hấp. Trong hệ thống hô hấp, mũi là “cơ quan đầu não” có tác dụng ngăn cản các bụi bẩn và vi khuẩn gây hại xâm nhập vào cơ thể.
Khi trẻ dùng miệng để hít thở, lượng oxy hít vào sẽ bị thấp hơn bình thường, làm chất lượng giấc ngủ bị xấu đi. Từ đó khiến trẻ bị mất tập trung, giảm trí nhớ trong cuộc sống hàng ngày và cả trong quá trình học tập.
Thói quen há miệng khi ngủ làm ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe của trẻ, cụ thể là hệ hô hấp
Một điều tệ hơn mà ít mẹ biết, đó là thở bằng miệng ảnh hưởng đến hình dáng khuôn miệng của trẻ, cằm bị lõm, trề môi, hàm hô,…
Trẻ ngủ vẹo cổ
Nếu để tình trạng cổ và đầu trẻ sơ sinh lúc ngủ bị nghiêng thành thói quen, sẽ là điều không tốt cho sức khỏe của trẻ về sau này. Mẹ cần sửa sớm để không gây ra những dị tật đáng tiếc.
Cách sửa rất đơn giản, bé nằm vẹo cổ sang bên trái thì mẹ hãy chỉnh lại sang phải và ngược lại. Đừng quá lo lắng nếu bé của mẹ đang có tư thế nằm ngủ vẹo cổ vì hầu hết đều có thể chữa được (nếu là vẹo cổ sinh lý).
Cách sửa rất đơn giản, bé nằm vẹo cổ sang bên trái thì mẹ hãy chỉnh lại sang phải và ngược lại.
Trẻ bặm môi khi ngủ
Khi còn là thai nhi, nhiều trẻ đã có thói quen mím môi, bặm môm để bộc lộ cảm xúc mỗi khi phản ứng lại với tác động từ mẹ. Thế nhưng, đến khi sinh ra thói quen này rất có hại nếu mẹ không sửa sớm. Nó ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng và phát triển của mặt, hàm răng phát triển không đồng đều, đặc biệt là răng cửa, vừa làm mất thẩm mỹ vừa làm ảnh hưởng tới khả năng nhai bình thường.
Trẻ bặm môi khi ngủ là một thói quen không tốt
Trên đây là 4 kiểu nằm sai làm đầu trẻ sơ sinh lúc ngủ dễ bị méo, bẹp. Mong rằng những kiến thức hữu ích này sẽ giúp mẹ chăm sóc giấc ngủ cho bé yêu một cách an toàn và hiệu quả!