Gắt ngủ là một dấu hiệu bình thường và xảy ra thường xuyên ở hầu hết trẻ sơ sinh. Dưới đây là 7 cách làm dịu gắt ngủ ở trẻ sơ sinh rất hữu ích cho mẹ trong việc đem lại một giấc ngủ sâu cho bé và sự an tâm cho mẹ.
Xem thêm:
Khi còn là một thai nhi, bé được bao bọc bởi lớp tử cung mỏng nhưng vô cùng an toàn của mẹ, được miễn nhiễm với mọi tác động từ môi trường bên ngoài. Cho đến khi được sinh ra, một thế giới đầy mới lạ với sự tác động bởi nhiều yếu tố như con người, âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ khiến trẻ vô cùng nhạy cảm và dễ gắt gỏng khi ngủ. Vậy mẹ sẽ làm gì để giúp con trở lại với giấc ngủ ngon và hạn chế tình trạng gắt ngủ ở trẻ sơ sinh?
1. Rèn luyện gắt ngủ ở trẻ sơ sinh bằng thói quen ngủ đúng giờ
Trẻ sơ sinh rất dễ ngủ và dễ khóc trong những tháng đầu đời, bé có thể đang khóc rất to nhưng có thể ngủ ngủ thiếp trong vòng vài giây. Trong khoảng 1 tháng rưỡi sau sinh, mẹ hãy để bé ngủ và bú theo nhu cầu. Vì nhiều bà mẹ thấy con ngủ quá nhiều mà không có nhu cầu bú lại cảm thấy lo lắng (giờ ngủ thích hợp của trẻ sơ sinh là 16-18 tiếng một ngày).
Hãy rèn luyện cho bé một thói quen ngủ đúng giờ
Hầu như tất cả trẻ có thời gian ngủ và bú cách nhau nửa tiếng đến 1 tiếng. Mẹ có thể ghi chú lại các cữ thời gian bú trong ngày của trẻ để điều chỉnh cho phù hợp. Phương pháp này giúp mẹ chủ động được thời gian và bớt đi sự lo lắng.
2. Sử dụng một loại âm thanh giúp chấm dứt gắt ngủ ở trẻ sơ sinh
Nhiều em bé có phản ứng khá mạnh với một loại âm thanh bất kỳ, có thể bé sẽ ngừng khóc ngay khi nghe thấy tiếng chó sủa, tiếng chuông điện thoại, tiếng máy sấy tóc, hay tiếng “chị google” … Trường hợp mẹ đã dùng mọi cách để dỗ dành bé nhưng bé vẫn không hề nín, hãy thử dùng tới sự trợ giúp của những loại âm thanh này. Tất nhiên, để biết được âm thanh nào là hiệu quả thì mẹ cần phải quan sát và để ý trong quá trình chăm sóc bé hàng ngày.
3. Để bé được bú no trước khi ngủ
Không ít bà mẹ có thói quen để trẻ bú và ngủ thiếp trên tay nhưng mẹ lại không hiểu rằng đây chính là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng gắt ngủ ở trẻ sơ sinh. Khi khi trẻ đã quen ngủ trên tay mẹ thì rất khó để đặt trẻ xuống giường mà không quấy khóc. Lời khuyên cho mẹ là hãy để bé bú no, chỉ cần thấy bé có dấu hiệu mỏi mắt buồn ngủ là đặt bé xuống giường, vuốt nhẹ và xoa lưng cho bé ngủ cho bé chìm dần vào giấc ngủ.
4. Chú ý dấu hiệu khi nào thì bé buồn ngủ
Mẹ cần để ý dấu hiệu buồn ngủ của bé để đưa bé vào giấc kịp thời, tránh để bé bị quá giấc
Khi trẻ buồn ngủ, mắt sẽ lờ đờ, ngáp chậm rãi và những hành động trở nên chậm chạp. Mẹ cần để ý những dấu hiệu này và cho bé lên giường đi ngủ ngay. Nếu cứ để bé tiếp tục chơi hoặc tiếp xúc với môi trường ồn ào sẽ khiến bé bị quá giấc và cơ thể không thể tiết ra chất làm dịu cơn mệt mỏi dẫn đến việc bé quấy khóc nhiều, khó vào giấc và hay giật mình khi ngủ.
5. Không rung lắc để ru ngủ bé
Thói quen ẵm bồng bé và rung lắc để ru ngủ đã ăn sâu vào cách dạy con của các bà các mẹ từ bao đời này. Do vậy nhiều bà mẹ trẻ cũng đã áp dụng cách này vì thấy có vẻ hiệu quả. Tuy nhiên cách làm này thực chất lại càng dễ khiến bé gắt ngủ hơn. Vì lúc này trẻ có ngủ nhưng ngủ không sâu. Bé sẽ bị quen với việc phải có sự đung đưa khi ngủ, chỉ cần mẹ dừng là bé sẽ khóc lớn lên cho đến khi được mẹ ẵm và rung lắc tiếp. Tốt nhất là mẹ không nên tạo thành thói quen này cho trẻ ngay từ khi mới sinh ra nếu không muốn phải đau đầu tìm giải pháp làm dịu gắt ngủ ở trẻ sơ sinh.
6. Cố định môi trường ngủ cho bé
Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, dù không nói được nhưng tiếng khóc chính là cách để bé phản ứng lại với mọi thứ từ môi trường xung quanh. Các bé sẽ chỉ ngủ ngon khi được đặt ở nơi ngủ quen thuộc của mình, như đúng nôi hoặc đúng giường. Nhiều mẹ đưa ra lý do rằng khi đến sát giờ ngủ của con thì mẹ lại bận nấu cơm hay làm những công việc nhà.
Cố định môi trường ngủ cho bé
Thế nhưng bác sĩ Nhi khoa nói rằng việc mẹ di chuyển và để bé ngủ vạ vật như thế sẽ khiến con ngủ không sâu và dễ gây gắt ngủ ở trẻ sơ sinh. Thay vào đó, dù bận đến mấy mẹ hãy gác lại mọi việc để bé được ngủ cố định một nơi, như vậy bé vừa có giấc ngủ sâu lại vừa nhàn cho mẹ.
7. Tạo môi trường yên tĩnh, với ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm phù hợp
Ngay cả người lớn cũng rất cần một môi trường yên tĩnh và thoáng mát mới có thể dễ dàng chìm vào giấc nên trẻ sơ sinh cũng vậy. Dù bé rất dễ buồn ngủ nhưng để bé ngủ sâu và tròn giấc thì cần một môi trường phù hợp. Hãy tập cho bé ngủ ngoan từ nhỏ để hình thành thói quen ngủ tốt khi lớn lên.
Tóm lại để tập cho trẻ một thói quen ngủ tốt mẹ cần chuẩn bị tâm lý thoải mái và sự kiên trì. Mong rằng với bài viết trên đây đã giúp mẹ trang bị được những bí kíp để làm dịu gắt ngủ ở trẻ sơ sinh. Chúc bé yêu luôn khỏe mạnh và có những giấc ngủ ngon.