” Bé nhà em ban ngày cứ ngủ được 20-30 phút lại tỉnh khóc mất 3-5 phút, sau đó lại ngủ lại như thế có bình thường không ạ?” – mẹ Mai Anh thắc mắc. Hay mẹ Phượng chia sẻ:” bé nhà em ngủ nhiều lắm, gần như ngủ cả ngày, chỉ thức dậy chơi lâu lắm là được 30 phút- 40 phút lại ngủ thôi, ban đêm cũng như ban ngày. Liệu như thế có ngủ nhiều quá không ạ?
Còn rất nhiều thắc mắc tương tự như trên của các mẹ về giấc ngủ của bé sơ sinh. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin khoa học về giấc ngủ của trẻ sơ sinh qua bài viết dưới đây nhé
Giấc ngủ của trẻ sơ sinh trải qua các chu kỳ như thế nào?
Cũng giống như người lớn, giấc ngủ của trẻ nhỏ cũng chia ra nhiều giai đoạn khác nhau. Tùy từng giai đoạn mà trẻ có thể nằm yên hay vẫn có những cử động. Khi ngủ là trải qua 1 xâu chuỗi liên tục và lần lượt là 2 giai đoạn ngủ Non-REM và REM với những đặc tính như sau:
- Giai đoạn ngủ sâu( Non-REM): Toàn bộ cơ thể thư giãn. Nhịp thở và tim đập đều đặn. Cơ thể rơi vào trạng thái hoàn toàn vô thức và trí não cũng như cơ bắp là thời gian để hồi phục.
- Giai đoạn ngủ mắt đảo nhanh- Ngủ nông hay còn gọi là REM: Ở giai đoạn này cơ thể ở trạng thái ngủ, mắt vẫn nhắm tuy nhiên bước sóng não vẫn thay đổi gần giống như khi trẻ thức tỉnh táo và tập trung cao độ. Lúc này não vẫn sẽ tiêu thụ nhiều oxi và năng lượng, nhịp thở nhanh nhưng không đều và tim đập tương đối nhanh hơn so với giai đoạn ngủ sâu. Trong gia đoạn ngủ REM là lúc trẻ ngủ mơ, vẫn tạo ra những tiếng động ú ớ hay nói mơ khi ngủ. Trẻ rất dễ bị tỉnh trong giai đoạn ngủ REM này. Chu kỳ ngủ REM là lúc não bộ được kích hoạt , vì vậy giai đoạn ngủ REM là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong việc sản sinh tế bào não, học các kỹ năng lẫy, bò, trườn, ngồi… ở trẻ sơ sinh. Nhiều trẻ có thể lẫy trong giấc ngủ nhưng khi thức dậy trẻ lại không thực hiện được, hoặc thực hiện rất khó. Nếu thiếu hụt giai đoạn ngủ động REM sẽ có thể khiến bé bị hạn chế khả năng học hỏi và hoàn thiện kỹ năng vận động phức tạp phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.
Giấc ngủ của trẻ trải qua các chu kỳ ngủ khác nhau: Trạng thái ngủ sâu, trạng thái ngủ nông và trải qua giấc mơ, trạng thái tỉnh, và chuyển sang một chu kỳ mới. Trong đêm mỗi khi chuyển tiếp giữa các chu kỳ trẻ thường trở mình, đôi khi tỉnh giấc, đòi ty…
Đặc điểm giấc ngủ ở trẻ sơ sinh
Do đặc điểm trẻ ít vận động và cần sự phát triển hoặc một số lý do nào đó mà chu kỳ ngủ của trẻ khá ngắn. Bình thường mỗi chu kỳ ngủ của người lớn khoảng 90 phút thì ở trẻ sơ sinh chỉ khoảng 0-45 phút mà thôi. Một chu kỳ ngủ ngắn này thì bé sơ sinh sẽ trải qua khoảng 20% ngủ sâu ( Non-REM) và 80% ngủ nông( REM). Ở mốc 3 tháng tuổi trở ra thì nhiều bé có thể có 50% ngủ sâu và 50% ngủ nông.
Theo các nhà khoa học nghiên cứu thì nếu trải qua 5 chu kỳ ngủ trọn vẹn liên tiếp thì các bước sóng não sẽ mạnh mẽ và mãnh liệt hơn so với giai đoạn ngủ REM trước đó. giấc ngủ càng sâu và dài thì bước sóng não ở giai đoạn ngủ REM càng mạnh. Điều này cực kỳ quan trọng trong việc nhân bản các tế bào thần kinh và phát triển não bộ ở trẻ. Chu kỳ ngủ REM thường chiếm tỷ lệ lớn hơn vào thời điểm gần sáng. Đây chính là lý do ta thấy bé thường trở mình, vặn vẹo, gầm ghè nhiều hơn về sáng.
Tầm quan trọng của các giai đoạn giấc ngủ của trẻ sơ sinh
Như chúng ta đã biết giai đoạn ngủ sâu Non-REM là thời gian để cơ thể thư giãn, là thời gian để cơ bắp cũng như trí não hồi phục. Còn giai đoạn ngủ REM chiếm phần lớn thời gian ngủ của trẻ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của trẻ:
- Thể hiện bản năng sinh tồn của trẻ: Do dạ dày của trẻ sơ sinh còn rất nhỏ, vậy nên bé sẽ ăn lượng thức ăn khá ít. Vì vậy khi ngủ ở giai đoạn ngủ REM trẻ vẫn có thể cảm nhận thấy đói và tỉnh dậy ăn chứ không ngủ ly bì đến quên ăn. Đây cũng chính là lý do khiến bé ngủ chỉ khỏang 3 giờ lại thức dậy và nạp năng lượng để ngủ và phát triển tiếp.
- Là giai đoạn để trẻ học hỏi, tồn tại và phát triển: Chu kỳ ngủ REM là lúc não bộ nhân bản, học hỏi và làm chủ các giác quan và kỹ năng họ lẫy, nắm, bò, trườn, ngồi…Vì vậy giai đoạn ngủ REM chính là giai đoạn bé lớn lên.
Trên đây là toàn bộ những kiến thức cha mẹ cần hiểu rõ về giấc ngủ và sự phát triển của trẻ sơ sinh trong khi ngủ. Cha mẹ hãy tìm hiểu thật kỹ để giúp con có thể phát triển được một cách tốt nhất kể cả trong khi ngủ ngay nhé.