“Có nên ngủ trưa” vấn đề được rất nhiều người quan tâm, Nhiều mẹ phân vân vì đã tham khảo cách chăm sóc con nhỏ của các mẹ ở nhiều nước trên thế giới lại có những quan điểm trái chiều về vấn đề này. Vậy, các bác sỹ và chuyên gia nói gì về vấn đề này?
Có nên ngủ trưa – Khẳng định là có
Trong buổi chia sẻ tại ngày hội “Giấc ngủ an toàn cho trẻ” (Tp Hồ Chí Minh), TS.BS Phạm Diệp Thùy, giảng viên Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh đã chia sẻ: “Tại các nước ôn đới trẻ có thể không cần một giấc ngủ trưa. Với với các nước nhiệt đới nóng ẩm, đặc biệt là ở Việt Nam với nền nhiệt cao, một giấc ngủ trưa là cực kỳ quan trọng. Một giấc ngủ trưa ngắn thôi, chỉ khoảng 15 – 30 phút là não mình được nghỉ hoàn toàn sẽ giúp tỉnh táo làm việc cho cả buổi chiều”
Giấc ngủ trưa có lợi ích rất lớn đối với sự phát triển của trẻ
Như thế trẻ nhỏ có nên ngủ trưa, tuy nhiên với mỗi trường hợp độ tuổi khác nhau thời gian ngủ trưa sẽ có sự khác biệt. Với trẻ sơ sinh bé sẽ ngủ từ 14 – 18 tiếng mỗi ngày, ban ngày con sẽ ngủ từ 7-8 tiếng chia làm nhiều giấc nhỏ khác nhau. Từ 3 – 6 tháng con sẽ thường ổn định giấc ngủ ban sáng. Đến khi đủ 12 – 18 tháng tuổi trẻ bắt đầu học thói quen ngủ trưa. Mỗi giấc trưa kéo dài từ 1 – 2 giờ đồng hồ, sau khi trẻ ăn xong bữa trưa. Lúc này giấc ngủ trưa sẽ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ.
- Giấc ngủ trưa là khoảng thời gian nghỉ ngơi giữa ngày giúp bé tích lũy và phục hồi năng lượng sau các hoạt động buổi sáng
- Giảm đi những căng thẳng mệt mỏi
- Tăng trí nhớ và sự tỉnh tảo để học tập những kỹ năng mới tốt nhất
- Tăng cường khả năng sáng tạo, phát triển hoạt động của các giác quan
- Ảnh hưởng đến khả năng ra quyết định, cải thiện khả năng ghi nhớ thông tin của não bộ
- Trẻ vui vẻ, không cảm thấy mệt mỏi cáu gắt trong khoảng thời gian buổi chiều.
Với những bé trên 4 tuổi, giấc ngủ trưa thường sẽ ngắn hơn, đôi khi chỉ kéo dài từ 15 – 30 phút. Tuy nhiên vẫn phải khẳng định là có nên ngủ trưa để tập trung và phát huy tinh thần tốt nhất.
Những lưu ý về giấc ngủ trưa của trẻ
Giấc ngủ trưa đóng vai trò rất quan trọng, tuy nhiên không phải là ép con ngủ hay để bé ngủ lúc nào trong ngày cũng được. Nếu không có sự đầu tư và quan tâm đúng mức thì có thể phản lại tác dụng và gây hại làm bé mệt mỏi, đau đầu, khó tập trung. Con cần có giấc ngủ an toàn và hiệu quả.
Mẹ cần lưu ý những điều quan trọng để trẻ có giấc ngủ an toàn, hiệu quả
Vì vậy, khi chăm sóc bé mẹ cần lưu ý những điểm sau để giúp con tận dụng tối đa tác dụng của giấc ngủ trưa:
- Không để con ngủ quá nhiều. Thường các mẹ hay có thói quen để con ngủ bao nhiêu tùy thích. Tuy nhiên, nếu bé ngủ nhiều vào buổi trưa, chiếm dụng cả thời gian chiều để ngủ thì có thể gây nên vấn đề mất ngủ vào ban đêm ảnh hưởng đến sức khỏe. Với những bé từ 2 – 4 tuổi, giờ ngủ trưa không quá 90 – 120 phút. Con trên 4 tuổi giấc ngủ ngắn hơn khoảng 30 phút mỗi ngày là đủ.
- Không ngủ ngay sau khi ăn trưa để tránh làm tăng áp lực lên hệ tiêu hóa, gây trào ngược dạ dày và khó chịu. Lý tưởng nhất là khoảng 30 phút sau khi ăn là đến giờ đi ngủ.
- Tư thế ngủ rất quan trọng. Giải đáp vấn đề “có nên ngủ trưa” nhưng quan trọng là mẹ cũng phải biết được điều gì là tốt cho con. Không phải “bạ đâu ngủ đấy” hay thích ngủ tư thế nào cũng được. Dù là giấc ngủ ngắn hơn rất nhiều so với ban đêm nhưng vẫn phải đảm bảo sự an toàn và thích hợp tránh gây tổn thương đến cơ xương, gây nhức mỏi.
- Tập cho con có thói quen đi vào giấc ngủ một giờ nhất định
- Không gian ngủ cũng rất quan trọng. Bé cần một nơi yên tĩnh, không ồn ào với ánh sáng hợp lý và thoáng mát để ngủ. Vị trí con ngủ cũng rất quan trọng, phảm đảm bảo chắc chắn, an toàn và phù hợp. Nhiều người hay có thói quen để bé ngủ trên vòng, trên sofa mềm hay ghế.
Những năm tháng đầu tiên là tiền đề rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Vì vậy một yếu tố nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến bé sau này. Chăm con chưa bao giờ là hành trình đơn giản. Với những chia sẻ trên mẹ đã có thể giải đáp được vấn đề có nên ngủ trưa hay không và làm gì để có được giấc ngủ trưa tốt nhất. Chúc các bé yêu luôn khỏe mạnh, lớn nhanh và hạnh phúc bên cha mẹ.
>>> Có thể mẹ quan tâm: Trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu bú – cách giải quyết cho mẹ