Mặc bỉm cho trẻ sơ sinh lúc ngủ – tưởng đơn giản nhưng thực ra lại gây hại cho sức khỏe của bé nếu mẹ thực hiện sai cách. Mà đây lại là những sai lầm thường thấy ở nhiều cha mẹ Việt.
Thực chất, mặc bỉm cho trẻ sơ sinh lúc ngủ vốn là công việc vô cùng đơn giản mà bất kỳ ông bố bà mẹ nào có con nhỏ cũng phải làm hàng ngày. Tuy nhiên, đơn giản không có nghĩa là chúng ta không cần học. Vì học để biết được cách thay bỉm đúng, tránh mắc phải 4 sai lầm dưới đây, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển tự nhiên của trẻ.
4 lỗi phổ biến của cha mẹ khi mặc bỉm cho trẻ sơ sinh lúc ngủ
Nhấc chân trẻ lên quá cao
Với nhiều bà mẹ trẻ, chăm con cũng là lần đầu mà họ tiếp xúc với công việc bỉm, tã. Khi thay bỉm cho bé, mẹ thường nhờ người khác hoặc tự mình nhấc chân bé lên thật cao để dễ dàng đặt bỉm và đóng bỉm. Nhưng mẹ không hề biết rằng việc này vô tình làm phần lưng của trẻ cũng bị nhấc lên khỏi mặt giường.
Nếu cứ lặp đi lặp lại việc này nhiều lần và liên tục trong thời gian dài, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các đốt xương sống non yếu của trẻ.
Nhấc chân trẻ lên quá cao
Sử dụng khăn giấy ướt để vệ sinh cho trẻ
Không ít phụ huynh luôn sử dụng khăn ướt làm “vật bất li thân” để vệ sinh hậu môn và vùng kín của trẻ mỗi lần bé đi đại tiện/ tiểu tiện. Có phải mẹ cho rằng đó là tiện lợi, lại sạch sẽ? Sự thật lại ngược lại! Trong các tờ khăn giấy ướt luôn chứa những thành phần hóa học mà chúng ta không biết rõ nó sẽ gây hại đến da của mình đến thế nào. Khi những chiếc khăn ấy tiếp xúc với làn da non nớt của trẻ cùng bộ phận sinh dục lâu ngày sẽ gây hăm, ngứa ngáy, sưng đỏ, khó chịu cho trẻ.
Do đó, cha mẹ hãy dừng ngay việc sử dụng khăn ướt để vệ sinh khi mặc bỉm cho trẻ sơ sinh lúc ngủ. Nên dùng khăn xô mềm, sạch và nước ấm. Sau khi rửa bằng nước xong thì dùng khăn khô để lau, rồi đợi đến khi mông bé khô thoáng, không còn ẩm ướt thì mới mặc bỉm trở lại.
Sử dụng khăn ướt để vệ sinh cho trẻ sẽ làm hại da và vùng kín của con
Dùng tay nắm lấy lòng bàn chân của trẻ
Trẻ sơ sinh luôn hành động theo phản xạ tự nhiên mà chưa biết kiểm soát các bộ phận của cơ thể. Vì thế nhiều ông bố bà mẹ thường gặp khó khăn khi con cứ đạp chân, gây khó khăn trong việc thay bỉm. Họ thường dùng tay để nắm chặt lấy bàn chân con và vô tình chạm vào lòng bàn chân khiến trẻ cảm thấy nhột. Sự bất cẩn này sẽ càng khiến trẻ đạp chân mạnh hơn, làm mẹ thêm “chật vật” để thay bỉm cho trẻ.
Mẹ hãy chỉ nên cầm ở cổ chân của con, không nên giữ ở gang bàn chân. Điều này sẽ thuận tiện hơn trong việc mặc bỉm cho trẻ sơ sinh lúc ngủ.
Chỉ nên cầm ở cổ chân của con, không nên giữ ở gang bàn chân
Mẹ gây kích thích đến các bộ phận trên cơ thể trẻ
Nhiều mẹ cảm thấy khó hiểu và khó chịu khi vừa cởi bỉm của trẻ ra đã thấy con đi vệ sinh ngay sau đó. Có lẽ mẹ không biết, khi tháo bỉm của trẻ ra là bố mẹ đã vô tình gây kích thích đến bộ phận nhạy cảm của trẻ khiến trẻ buồn tiểu. Vậy là từ việc thay bỉm rất đơn giản trở thành công việc thay ga, thay chăn, mệt hơn là thay cả quần áo của mẹ vì bị dính nước tiểu của con.
Có thể bố mẹ đã vô tình gây kích thích đến bộ phận nhạy cảm của trẻ khiến trẻ buồn tiểu
Hy vọng với 4 lưu ý cho mẹ trong việc mặc bỉm cho trẻ sơ sinh lúc ngủ đã giúp mẹ có thêm những kiến thức để chăm sóc trẻ tốt hơn. Chúc bé yêu luôn khỏe mạnh và có những giấc ngủ ngon!