Cai sữa là một giai đoạn quan trọng, đánh dấu một bước chuyển biến mới trong quá trình phát triển của bé. Đây cũng là thời điểm khiến nhiều mẹ bỉm sữa đau đầu và lo lắng không biết nên làm thế nào để tốt nhất cho con. Bài viết dưới đây sẽ mách mẹ cách cai sữa cho bé cực hiệu quả và nhanh chóng.
Xem thêm:
Mẹ nên cai sữa cho bé khi nào?
Theo một số nghiên cứu, việc cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ rất quan trọng trong những năm đầu đời bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát triển nhận thức, học hỏi và sáng tạo của bé. Tuy nhiên, điều này cũng còn phụ thuộc vào thời gian cho trẻ bú sữa mẹ là bao lâu.
Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đều khuyên mẹ nên cho trẻ sơ sinh bú trong khoảng 2 năm đầu đời, bởi trong khoảng thời gian này sữa mẹ vẫn đảm bảo đáp ứng các nhu cầu về dinh dưỡng cho bé đồng thời giúp trẻ có một hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn.
Hiện nay, đa số các mẹ sau khi trẻ được 6 tháng tuổi, bắt đầu cho bé ăn dặm hoặc do công việc bận rộn nên thường cai sữa cho bé rất sớm, ngoài ra nhiều người cũng cho rằng lúc này dinh dưỡng trong sữa mẹ bị giảm dần, không còn đảm bảo cho con nên không tiếp tục cho trẻ bú nữa. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng đây là một quan niệm sai lầm và có thể khiến trẻ không đảm bảo đủ dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển thể chất và trí tuệ sau này của con. Vì vậy, chỉ nên cho trẻ cai sữa khi bé đã đủ 24 tháng tuổi.
Hướng dẫn mẹ cách cai sữa cho bé cực hiệu quả
Để quá trình cai sữa cho trẻ diễn ra thuận lợi, trước khi cai sữa mẹ nên chuẩn bị một số yếu tố sau:
- Tạm thời không đáp ứng những nhu cầu, mong muốn cho bé, chẳng hạn tạm cho bé rời xa những món đồ chơi yêu thích thường ngày
- Cố gắng giãn cách thời gian cho bé bú xa hơn
- Mẹ có thể để bé tạm xa mẹ một vài ngày, tập làm quen với việc thiếu mẹ nhưng cần chuẩn bị sẵn tâm lý để bé không bị rơi vào khủng hoảng
Mẹ nên lựa chọn thời điểm cai sữa cho bé phù hợp nhất
Thực hiện cai sữa cho bé:
Khi thấy trẻ đòi bú, mẹ có thể “hóa trang” cho bầu ngực của mình để khiến bé không còn cảm giác muốn ti, tuy nhiên cần đảm bảo không khiến con hoảng sợ, ảnh hưởng đến tâm lý.
Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng một số loại dầu bôi lên đầu ti nhưng cần đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé, khi thấy mùi khó chịu bé sẽ tránh xa, lâu dần sẽ không còn muốn chạm vào ti mẹ.
Mẹ có thể tăng cường thêm các món ăn bé thích, trang trí hấp dẫn, ngộ nghĩnh để kích thích khả năng thèm ăn ở trẻ nhiều hơn, tạo cảm giác thân mật, gần gũi giúp trẻ hoàn thành tốt bữa ăn của mình.
Nếu trẻ vẫn có ý định muốn bú, lúc này mẹ có thể đưa lại cho con những món đồ chơi bé yêu thích, giãn cách thời gian ở gần bé, nhờ đến sự hỗ trợ của người thân hoặc có thể xin lời tư vấn từ chuyên gia để đảm bảo quá trình cai sữa diễn ra tốt nhất, không ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
Những lưu ý cần thiết khi cai sữa cho bé
Đối với việc cai sữa cho con, mẹ cần thời gian và kiên trì thực hiện thì mới có hiệu quả tốt nhất đồng thời không ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý, cảm xúc của con. Vì vậy, khi cai sữa cho bé mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Không cai sữa khi bé đang gặp vấn đề về bệnh lý, ốm, sốt hoặc cơ thể mệt mỏi bởi lúc này sức đề kháng của bé kém, khó thích nghi với sự thay đổi, con sẽ thường xuyên quấy khóc, biếng ăn dẫn đến còi xương, chậm phát triển.
- Khi thực hiện cai sữa mẹ nên đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho con, có thể xin lời khuyên, tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho bé.
- Trong thời gian cai sữa, nhiều bé sẽ quấy khóc, đòi ti, thậm chí có bé phản ứng rất dữ dội, không chịu ăn, mẹ cần kiên trì và cố gắng, không nên quạt nạt, dọa dẫm làm cho bé sợ, ảnh hưởng đến tâm lý và cảm xúc của con.
Trên đây là một số thông tin mẹ có thể tham khảo để thực hiện cai sữa cho bé hiệu quả nhất, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và con trong giai đoạn này, mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến tư vấn từ chuyên gia.