Táo bón không phải là chứng bệnh hiếm gặp nhưng không hề dễ dàng để giải quyết, nhất là ở các bé sơ sinh. Bởi trẻ sơ sinh không thể tự bổ sung chất xơ như người lớn mà dinh dưỡng của trẻ bị phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ. Bài viết dưới đây sẽ mách mẹ 5 mẹo trị táo bón cho trẻ sơ sinh cực hiệu quả, giúp mẹ thoát khỏi nỗi ‘ám ảnh’ táo bón ở con.
Mẹ Việt hoang mang với đủ mẹo trị táo bón cho trẻ sơ sinh
Theo thống kê, tỉ lệ trẻ đến chữa trị táo bón tại các cơ sở Nhi khoa chiếm đến 25% trong tổng số các ca khám tại chuyên khoa tiêu hóa. Dù táo bón không phải là bệnh lý nghiêm trọng nhưng nếu để kéo dài lại dễ dẫn đến những nguy hại khác về sức khỏe của trẻ như: khó tiêu, biếng ăn, rối loạn đường tiêu hóa, chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng,… Vì thế, rất nhiều bà mẹ có con bị táo bón thường hoang mang với các mẹo trị táo bón cho trẻ sơ sinh, không biết cách nào là đúng, cách nào là hiệu quả.
“Bé nhà mình mới sinh và được bú mẹ hoàn toàn. Vài ngày đầu thì bé đi ngoài rất đều đặn, khoảng 2 lần mỗi ngày. Thế nhưng 2 tuần trở lại đây mình thấy con đi ị ít hơn hẳn, phải 2-3 ngày mới đi một lần. Trước mỗi lần đi là bé quấy khóc rất nhiều thì mới ị được. Mình đang lo lắng không biết có phải bé đang bị táo bón hay không. Nghe nhiều người mách ngoáy hậu môn cho bé bằng mẹo dân gian nhưng vì con còn quá nhỏ nên mình sợ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Mình phải làm sao đây?” Chị Dương Thu L. (25 tuổi – Bắc Giang) cho biết.
Cùng chung hoàn cảnh có con bị táo bón với chị L, chị Trần Thị T. (27 tuổi – Hải Phòng) tâm sự: “Từ trước khi bầu bí tôi đã dễ bị táo bón rồi. Vì sợ ảnh hưởng đến con nên khi mang thai tôi đã rất tích cực ăn nhiều chất xơ và thức ăn có tính mát. Thế nhưng đến khi bé Bin nhà tôi mới sinh ra cũng vẫn bị táo bón, có những khi 3 ngày con mới đi một lần. Bà nội cháu mách tôi mua thuốc để thụt cho bé nhưng tôi vẫn sợ con đau và chưa dám áp dụng.”
Nhiều bà mẹ hoang mang với đủ các mẹo chữa táo bón cho trẻ sơ sinh mà không biết nó có an toàn và hiệu quả hay không
Từ thực tế cho thấy, táo bón là tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, nhưng để chắn chắn bé có bị táo bón hay không thì nhiều mẹ vẫn còn khá lúng túng. Theo chuyên gia, mẹ có thể dựa vào một số dấu hiệu như:
- Bé đi ngoài phân cứng;
- 2-3 ngày mới đi đại tiện một lần;
- Bé biếng bú, quấy khóc thường xuyên;
- Chướng bụng, đầy hơi, khi xì hơi thì mùi ‘nặng’ hơn bình bình thường
- Ngoài ra, trẻ bú sữa công thức thì dễ bị táo bón hơn trẻ bú mẹ vì dinh dưỡng trong sữa sữa công thức khó hấp thu hơn.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị táo bón
Để tìm ra mẹo chữa táo bón cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả thì mẹ cần xác định được nguyên nhân khiến con bị táo bón. Thông thường, trẻ sẽ bị táo bón là bởi các nguyên nhân như:
- Trẻ bị mất nước: Trẻ sơ sinh không nên uống bất kỳ nguồn nước nào ngoài sữa mẹ. Với các bé sơ sinh thì sữa mẹ chính là nguồn cung cấp nước duy nhất cho cơ thể vì ngoài các chất dinh dưỡng ra thì trong sữa mẹ cũng có đủ lượng nước cần thiết. Vì vậy, nếu cơ thể trẻ ị thiếu nước thì tức là trẻ đang bú không đủ.
- Trẻ dùng nhiều thuốc kháng sinh: Mặc dù trẻ sơ sinh không lạm dụng thuốc nhưng nhiều trẻ mới sinh vì sức khỏe yếu nên bắt buộc phải sử dụng thuốc để cải thiện tình trạng bệnh. Trong đó các loại thuốc kháng sinh và thuốc sắt rất dễ khiến trẻ bị táo bón.
- Trẻ uống sữa công thức: Các dinh dưỡng trong sữa công thức chủ yếu đến từ sữa bò nên dễ khiến trẻ bị nóng trong, đó là nguyên nhân khiến trẻ bị táo. Một số trẻ khác thì bị táo bón do bất dung nạp lactose có trong sữa, dẫn đến đầy bụng, khó tiêu.
- Thực đơn ăn uống của mẹ: Đây là lý do phổ biến đối với những trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn. Nếu trong thực đơn của mẹ hàng ngày chứa nhiều đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, ít chất xơ, những loại quá có vị chát như ổi thì nguy cơ trẻ sơ sinh bị táo bón sẽ khá cao.
- Táo bón bẩm sinh: Với những trẻ bị mắc bệnh từ khi mới sinh ra thì chắc chắn hệ tiêu hóa khó mà khỏe mạnh được. Đó là những trẻ mắc bệnh về tiêu hóa như: phình đại tràng bẩm sinh, bệnh về hậu môn,…
5 mẹo trị táo bón cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả
Dưới đây là các mẹo trị táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả đã được các chuyên gia kiểm chứng và nhiều mẹ bỉm đã áp dụng thành công. Vì vậy mẹ hãy thử áp dụng cho bé yêu nhà mình để con mau khỏe mạnh trở lại:
1. Tắm nước ấm cho trẻ
Tắm nước ấm sẽ giúp hậu môn của trẻ được mềm và đi ngoài dễ dàng hơn. Bé cũng cảm thấy dễ chịu hơn vì giảm cảm giác căng cơ hậu môn.
Ngoài ra, ngâm nước ấm còn giúp bé được giãn cơ bụng và hạn chế các cơn đau vì bị đầy hơi, nhu động ruột cũng hoạt động trơn tru hơn để dễ dàng tống phân ra ngoài.
2. Bài tập đạp xe đạp
Muốn chữa táo bón cho trẻ thì bắt buộc phải để trẻ được vận động. Một trong những bài tập đơn giản nhất là đạp xe đạp. Mẹ chỉ cần cho bé nằm ngửa, nhẹ nhàng cầm hai chân của bé chuyển động như đi xe đạp. Chú ý là nên thực hiện từ từ và nhẹ nhàng để kích thích nhu động ruột hoạt động khỏe mạnh hơn.
Đặt trẻ ở tư thế nằm, giữ chân ở tư thế nửa cong và nhẹ nhàng bắt đầu di chuyển chân của trẻ như đang đạp xe đạp
3. Massage bụng cho trẻ
Massage bụng là một trong những mẹo trị táo bón cho trẻ sơ sinh vừa đơn giản lại rất hiệu quả. Tư thế để massage bụng cho trẻ sơ sinh là đặt bé nằm ngửa, chụm 3 ngón tay của mẹ lại và đặt xuống phía dưới rốn của bé. Tiếp theo là massage bụng theo chiều kim đồng hồ khoảng 3 phút. Phương pháp này giúp kích thích nhu động ruột của trẻ vận động tốt hơn hẳn.
Chú ý: Hãy thực hiện động tác massage nhẹ nhàng, mẹ có thể thoa dầu hoặc kem vào tay để việc massage được trơn tru và nhẹ nhàng hơn, không khiến bé cảm thấy khó chịu.
4. Cho bé bú đủ
Cho trẻ sơ sinh bú đủ sữa là điều cần thiết để trẻ khắc phục chứng táo bón. Ngoài ra, bản thân mẹ cũng cần tích cực uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ để sữa mẹ dễ dàng hơn cho việc tiêu hóa của trẻ.
5. Bôi mật ong vào hậu môn
Dù mật ong không tốt để cho trẻ dưới 1 tuổi uống nhưng nếu mẹ bôi mật ong vào hậu môn thì sẽ giúp trẻ dễ đi ngoài hơn. Trong mật ong có tính nóng, khi bôi vào hậu môn thì sẽ khích thích cơ vòng co thắt, giúp tống phân ra ngoài dễ dàng hơn. Nên nhớ, phải vệ sinh hậu môn của bé sạch sẽ trước khi bôi mật ong mẹ nhé.
Trên đây là nguyên nhân và mẹo trị táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả, an toàn mà nhiều bà mẹ đã áp dụng thành công. Mẹ lưu ý là không nên tùy ý chữa táo bón cho trẻ bằng các mẹo dân gian để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Trường hợp trẻ đi ngoài ra máu và kèm sốt cao, sụt cân, phân khô cứng, rách hậu môn thì mẹ hãy đưa trẻ đi khám để được điều trị, tránh gây ra hậu quả đáng tiếc.
>>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị táo bón và những điều mẹ cần biết