Một số người cho rằng giấc ngủ trưa dài sẽ tốt cho sự phát triển của trẻ, nhưng thực tế ngủ trưa quá lâu sẽ ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ ban đêm và để lại nhiều hệ lụy khác. Trong đó, ngủ trưa nhiều bị mập là điều mà nhiều người truyền tai nhau khiến mẹ không khỏi lo lắng. Vậy ngủ trưa có mập không? Trẻ ngủ trưa bao lâu thì tốt? Ngủ trưa quá nhiều sẽ để lại những hậu quả gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu như chuyên gia về giấc ngủ trưa của con.
Trẻ ngủ trưa có mập không?
Chuyên gia khẳng định với mẹ rằng: ngủ trưa hợp lý sẽ không làm chúng ta tăng cân nên trẻ ngủ trưa cũng không thể mập thêm được. Ngủ là trạng thái tĩnh và là nhu cầu thiết yếu của cơ thể, bao gồm cả giấc ngủ trưa và giấc ngủ ban đêm. Khi ngủ cơ thể sẽ hạn chế quá trình chuyển hóa tới mức tối thiểu nhưng cũng không đủ để ta tăng cân, trừ phi trẻ ngủ li bì suốt ngày và lười vận động thì sẽ dễ tăng cân.
Giấc ngủ trưa không phải là nguyên nhân khiến trẻ tăng cân
Vì vậy, mẹ hãy yên tâm là với một chế độ sinh hoạt hợp lý thì giấc ngủ trưa sẽ không ảnh hưởng gì đến cân nặng của trẻ.
Trẻ ngủ trưa bao lâu thì tốt?
Ngủ trưa quá nhiều cũng không tốt, ngủ lâu sẽ khiến tuần hoàn máu lên não bị giảm đi. Trẻ tỉnh dậy sẽ thấy nhức đầu, choáng vàng. Ngược lại, ngủ trưa ít lại khiến cơ thể mệt mỏi vì không có thời gian nghỉ ngơi.
Với trẻ từ 1 tuổi trở xuống cần ngủ trưa khoảng 2 tiếng rưỡi. Trẻ từ 1-3 tuổi thì ngủ khoảng 2 tiếng. ngủ trưa đủ sẽ giúp não bộ và các cơ quan của cơ thể được nghỉ ngơi, có thời gian để hồi phục lại năng lượng đã bị trẻ tiêu hao vào buổi sáng. Ngủ đủ giấc buổi trưa thì trẻ mới có đủ tỉnh táo và sức khỏe để tham gia các hoạt động vào buổi chiều.
Ngủ trưa quá nhiều cũng không tốt, ngủ lâu sẽ khiến tuần hoàn máu lên não bị giảm đi
Khi trẻ ngủ trưa, mẹ nên để nhiệt độ phòng ở mức 26-27 độ C, không nên để quá lạnh hoặc quá nóng sẽ khiến bé khó chịu, quấy khóc và mất ngủ. Ngoài ra cũng cần hạn chế tuyệt đối tiếng ồn để không khiến trẻ giật mình tỉnh giấc.
Những tư thế ngủ sai của trẻ?
Ngủ trưa có mập không? Một giấc ngủ đúng, ngủ đủ và ngủ ngon sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ. Vì trong khi ngủ cơ thể trẻ sẽ sản sinh ra hormone tăng trưởng, nếu giấc ngủ trưa không tốt sẽ khiến sức khỏe của bị suy giảm. Một tư thế ngủ sai cũng khiến trẻ khó chịu và mất ngủ. Sau đây là những tư thế ngủ sai thường gặp ở trẻ:
Ngậm ti khi ngủ
Trước khi trẻ ngủ mẹ nên dứt ti ra khỏi miệng trẻ. Tuyệt đối không để trẻ vừa ngủ vừa ngậm ti vì khi tỉnh dậy trẻ sẽ tiếp tục bú mẹ ngay. Điều này sẽ làm rối loạn chu trình ăn – ngủ – chơi của trẻ, gây tác động xấu đến dạ dày. Hơn nữa, trẻ ngậm ti khi ngủ cũng dễ bị hít thở không khí không đều và thức giấc nhiều lần.
Rung lắc khi trẻ ngủ
Mẹ cảm thấy đung đưa, rung lắc khi trẻ ngủ sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn? Thế nhưng chuyên gia lý giải rằng cách này sẽ ảnh hưởng tới trí não của trẻ. Vì não bộ của trẻ vẫn còn mềm và chưa hoàn thiện, nếu mẹ đung đưa nhiều sẽ làm xương sọ của bé phải chịu gánh nặng. Ngoài ra, đung đưa, rung lắc khi ngủ cũng tạo thói quen ngủ xấu cho trẻ, rằng mẹ phải ru ngủ thì trẻ mới chịu ngủ.
Rung lắc khi ngủ sẽ tạo tư thế ngủ sai cho trẻ
Để trẻ nằm sấp
Nằm sấp là tư thế ngủ hoàn toàn sai lầm của trẻ mà các mẹ nên tránh. Khi để trẻ nằm sấp sẽ khiến hệ hô hấp bị ảnh hưởng, mũi bị ngạt, hít thở không đều, nghiêm trọng hơn là dẫn đến đột tử.
Trẻ ngủ trưa không ngon mẹ cần làm gì?
Nếu thấy trẻ ngủ không ngon hoặc không có hứng thú với việc ngủ trưa thì mẹ có thể áp dụng một số cách sau:
- Bồi bổ những thực phẩm có tác dụng kích thích tinh thần. Một số thực phẩm phẩm giúp tăng cường sự trao đổi chất, cải thiện trí nhớ và cung cấp oxi lên não như: cà rốt, bơ, rau chân vịt, tôm, hành tây.
- Cho trẻ đi hóng gió. Ở trong nhà quá lâu cũng khiến trẻ cảm thấy ngột ngạt, bức bối, khó ngủ. Ra ngoài hóng gió sẽ giúp trẻ thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Mẹ nên tránh những nơi gió lùa hay khi trời mưa, nắng vì sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
- Để trẻ hoạt động vừa đủ. Vận động vừa phải không chỉ giúp tinh thần trẻ được cân bằng mà còn hồi phục trạng thái nhanh.
Trên đây là những thông tin cho mẹ giúp giải đáp câu hỏi ngủ trưa có mập không? Ngoài ra là những kiến thức hữu ích khác về giấc ngủ trưa của trẻ. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho mẹ trong việc chăm sóc giấc ngủ bé yêu!
>>> Có thể mẹ quan tâm: Ngủ trưa nhiều có tốt không – Câu hỏi chung của các mẹ