Nhiều khi cha mẹ hiểu sai về việc trẻ ngủ ngáy là hiện tượng bình thường mà không hề biết đó có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe của bé. Để có cách khắc phục hiệu quả, cha mẹ cần xác định được những yếu tố ảnh hưởng gây ra tình trạng bé ngủ ngáy.
Bé ngủ ngáy là hiện tượng khá phổ biến nên cha mẹ thường chủ quan. Khi bé ngủ ngáy, mẹ sẽ nghe thấy tiếng khò khè từ mũi hoặc miệng của bé. Những âm thanh này được tạo thành là do không khí khi bé hít thở ra và vào không lưu thông tốt. Do đó, những bé từ 3 tuổi trở lên gặp tình trạng ngáy ngủ thường bị nghi ngờ là có biểu hiện của sự tắc nghẽn đường hô hấp, không khí vào phổi không đủ, về lâu dài có thể gây ngưng thở gây ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe của bé. Cha mẹ không thể làm ngơ với bé trong trường hợp này.
Vì khi bé ngáy ngủ, khả năng lớn là đường hô hấp của bé đang bị tắc nghẽn khiến bé không có đủ không khí vào phổi, lâu dần có thể dẫn đến ngưng thở trong khi ngủ, và biểu hiện là ngáy ngủ ở trẻ em. Điều đó sẽ khiến bé không nhận đủ oxi khi ngủ, bé quấy ngủ ban đêm, lúc thức dậy vẫn mệt mỏi, ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng giấc ngủ, sức khỏe của bé.
Lý do nào có thể gây nên tình trạng trẻ ngủ ngáy?
Trẻ ngủ ngáy bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng ngáy ngủ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Bé bị viêm amidan: Những bé nằm trong khoảng 3-7 tuổi thường mắc viêm amidan gây đau, sưng nề ảnh hưởng đến cổ họng của bé. Viêm thường do vi khuẩn gây bệnh nên cần được chữa trị sớm để tránh bệnh tiến triển nặng và khiến cho bé bị ngáy khi ngủ.
- Bé bị xoang, cảm lạnh: Bé dễ bị ngạt mũi, khó thở, gây ra tiếng thở khò khè khi bé trong lúc ngủ.
- Bé bị thừa cân, béo phì: Đường thở của bé có thể bị thu hẹp vì mỡ quanh cổ họng.
Trẻ thừa cân có nguy cơ ngủ ngáy cao hơn những trẻ kh
- Bé bị rối loạn di truyền: Nếu bé bị Down, hở hàm ếch, rối loạn dưỡng cơ,… thường hay ngáy ban đêm vì huyết áp hạ đáng kể, cơ ở cổ họng và đường hô hấp yếu hơn.
- Bé bị hen suyễn: Bé bị hen suyễn thường viêm mũi, gây khó thở khi ngủ.
- Bé tiếp xúc với khói thuốc lá: Bé tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với khói thuốc lá không chỉ có hại cho sức khỏe, sự phát triển thể chất và tinh thần, mà còn gây kích ứng đường thở, gây viêm mũi. Bé sẽ ngáy vì đường hô hấp bị tắc nghẽn.
Mẹ sẽ không cần phải quá lo lắng, căng thẳng khi trẻ thỉnh thoảng ngáy ngủ, thở bằng miệng do bị nghẹt mũi hay dị ứng. Tình trạng này có thể giảm dần và biến mất khi chuyển sang giai đoạn tiếp theo của giấc ngủ. Nhưng nếu mẹ thấy bé ngáy quá to, tình trạng ngáy kéo dài hơn 3 ngày trong một tuần hoặc bé có lúc bị ngừng thở khi ngủ, thở gắng sức, thở gấp thì mẹ cần đặc biệt chú ý. Đây chính là một loại rối loạn nghiêm trọng về hành vi, làm xuất hiện cảm giác cáu kỉnh khó chịu và buồn ngủ nhiều hơn vào ban ngày. Bé cần có sự chẩn đoán và chỉ định điều trị từ bác sĩ càng sớm càng tốt.
Cách cải thiện tình trạng trẻ ngủ ngáy hiệu quả
Nếu trẻ ngủ ngáy dường như đã thành thói quen với tần suất nhiều hơn 3 lần mỗi tuần thì mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa nhi để kiểm tra xem bé đang gặp phải vấn đề gì. Sau đó, cha mẹ chỉ cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ sau khi đã biết rõ tình trạng của bé. Còn khi vấn đề ngáy ngủ của bé không quá nghiêm trọng, cha mẹ có thể tìm cách cải thiện chứng ngáy khi ngủ để giúp bé ngủ ngon hơn hàng đêm. Nhưng điều quan trọng là phải xác định được nguyên nhân khiến bé ngáy ngủ trước tiên.
Có một số cách khắc phụ chứng ngáy ngủ của trẻ, cha mẹ có thể tham khảo, đó là:
- Cải thiện môi trường xung quanh chỗ ngủ: Mẹ hãy chú ý đến các yếu tố có thể gây dị ứng cho bé như khói thuốc lá, bụi bẩn, phấn hoa, thức ăn,… Ngăn chặn việc bé tiếp xúc với những yếu tố này có thể phòng tránh việc bé ngáy ngủ một cách hiệu quả.
- Tập thể dục và có chế độ ăn uống hợp lý: Nếu bé bị thừa cân, mẹ hãy giúp bé hình thành thói quen tập thể dục thường xuyên và thay đổi chế độ ăn lành mạnh hơn cho bé với mục đích giảm cân. Điều này giúp cho cơ phần cổ họng và cơ bắp của bé săn chắc, làm giảm chứng ngáy ngủ vào ban đêm của trẻ.
Trẻ ngáy ngủ do béo phì cần có chế độ luyện tập và sinh hoạt lành mạnh
- Đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm thích hợp: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ hô hấp non nớt, vì thế dễ mắc viêm mũi họng, phế quản và viêm phổi nếu bé ngủ trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm quá thấp. Mẹ hãy chú ý điều chỉnh, có thể bằng điều hòa, máy phun sương tạo độ ẩm,… để giúp bé không bị kích ứng niêm mạc mũi và ngáy khi ngủ.
- Thay đổi vị trí ngủ: Thông thường, trẻ em nằm ngửa có khuynh hướng ngáy, vì lưỡi gà được thả lỏng ở cổ họng, cản trở luồng không khí lưu thông tự do. Nên để chữa ngáy ngủ ban đêm, đặt bé nằm nghiêng hai bên, nó có thể giảm bớt hiện tượng ngáy đêm ở bé.
- Kê cao đầu bé khi ngủ: Bé bị ngạt mũi sẽ dễ thở hơn nếu mẹ đặt gối kê dưới vai để gối cao đầu hơn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bé không còn ngáy vì đường thở đã thông thoáng.
- Thường xuyên rửa mũi cho bé: Bé ngạt mũi hay sổ mũi cần được làm ẩm niêm mạc mũi hay loại bỏ chất nhầy trong mũi để dễ thở. Nước muối sinh lý 0,9% là dung dịch thường dùng phổ biến. Khi đã loại bỏ được chất nhầy tồn đọng trong mũi, bé sẽ không ngáy đêm nữa.
Trẻ ngủ ngáy có thể là hiện tượng bình thường, cũng có thể là biểu hiện bất thường của chứng ngưng thở khi ngủ, hay một số bệnh đường hô hấp khác mà cha mẹ không biết đến. Do đó, cha mẹ hãy chú ý hơn để khắc phục chứng ngáy ngủ cho bé. Nếu như đã thử dùng nhiều biện pháp mà không thể cải thiện được tình trạng của bé, cha mẹ hãy nhớ đưa bé đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và thực hiện điều trị hiệu quả. Bé sẽ không còn ngáy ngủ khi loại bỏ được hoàn toàn nguyên nhân ngăn cản đường thở của bé.
>>> Xem thêm: 4 nguyên nhân khiến bé quấy khóc cha mẹ nên biết