Các vấn để rối loạn tiêu hóa luôn làm các bậc phụ huynh lo lắng. Nhiều cha mẹ thắc mắc rằng đã chăm sóc con rất kỹ, nhưng không hiểu sao trẻ vẫn gặp các vấn đề về tiêu hóa, điển hình là táo bón. Dưới đây là top những nguyên nhân trẻ bị táo bón thường gặp nhất. Đừng bỏ qua thông tin quan trọng này để có kế hoạch chăm sóc bé tốt hơn nhé.
Tình trạng trẻ bị táo bón là như thế nào?
Táo bón thường xảy ra phổ biến ở trẻ em, đó là việc đi đại tiện không thường xuyên (đi tiêu) hoặc đi ngoài với phân cứng, khô. Một đứa trẻ được cho là bị táo bón nếu bé có ít hơn ba lần đi tiêu mỗi tuần và phân khô, khó ra ngoài, gây đau đớn. Trẻ em thường thể hiện những hành vi đặc trưng như cố gắng tránh né đi tiêu. Trẻ mới biết đi thường đứng lên trên ngón chân, chân đá qua lại và giữ chặt chân và mông.
Các dấu hiệu khác cho thấy trẻ bị táo bón là đau bụng mơ hồ quanh rốn (rốn) hoặc thậm chí là đau dữ dội, chán ăn, buồn nôn, hoặc nôn, tiểu không tự chủ, đi tiểu thường xuyên, hoặc đái dầm, xuất hiện nhiễm trùng đường tiết niệu.
Những nguyên nhân trẻ bị táo bón
Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng ngay lập tức như tiêu chảy, nhưng táo bón để lâu ngày cũng ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt cũng như sự phát triển bình thường của trẻ. Có nhiều nguyên nhân trẻ bị táo bón. Biết được chính xác gốc rễ của vấn đề sẽ giúp các bậc phụ huynh có kế hoạch hành động phù hợp với bé.
Chế độ ăn
Thực phẩm giàu chất béo và ít chất xơ như thức ăn nhanh, đồ ăn vặt và nước ngọt trong các bữa ăn hàng ngày. Cơ thể hấp thụ chất béo nhiều dẫn đến nhu động ruột giảm, trẻ có thể không đi vệ sinh trong vài ngày, cuối cùng là bị táo bón. Một trong những cách để trị táo bón ở trẻ hiệu quả, bền vững chính là bổ sung rau, củ, quả hàng ngày (như chuối tiêu, bưởi, rau lang luộc,….). Bên cạnh đó, uống không đủ nước, thay đổi trong chế độ ăn uống hàng ngày (chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức, bắt đầu ăn dặm với thức ăn đặc) đều có thể là nguyên nhân trẻ bị táo bón.
Chế độ ăn không đảm bảo là một trong những nguyên nhân trẻ bị táo bón
Ít hoạt động thể chất
Ngày nay, các bé dành quá nhiều thời gian ngồi một chỗ để xem TV, nghịch điện thoại hay chơi điện tử,….Thời gian cho các hoạt động này tăng lên thì khoảng thời gian cho các hoạt động thể chất giảm xuống. Tập thể dục giúp di chuyển thức ăn tiêu hóa qua ruột, tăng sức đề kháng để cho cơ thể khỏe mạnh. Vì thế, một trong những nguyên nhân hàng đầu trẻ bị rối loạn tiêu hóa chính là ít vận động thể chất.
Vấn đề cảm xúc
Không muốn sử dụng nhà vệ sinh nơi công cộng, sau đó trẻ cố giữ và nhịn để không đi vệ sinh khi cần; bắt đầu thời gian được học cách tự đi vệ sinh; căng thẳng vì trường học, bạn bè, gia đình;….đều tạo cho con sự lạ lẫm, căng thẳng, và không muốn đi vệ sinh, chống lại phản ứng tự nhiên của cơ thể. Vấn đề cảm xúc là một trong những nguyên nhân trẻ bị táo bón
Xấu hổ, căng thẳng cũng làm ảnh hưởng đến việc đi vệ sinh hàng ngày của bé, lâu dần dẫn đến táo bón
Chi phối bởi các hoạt động khác nhau
Một số trẻ không chú ý đến các tín hiệu cho thấy cơ thể chúng cần phải đi tiêu. Điều này có thể xảy ra khi trẻ đang quá mải mê với những trò chơi hay hoạt động tạm thời. Họ quên mất việc phải đi vệ sinh. Táo bón cũng có thể là vấn đề xuất hiện khi bắt đầu năm học mới. Trẻ em không thể đi vệ sinh bất cứ khi nào chúng cảm thấy cần thiết. Điều này làm phải thay đổi thói quen đại tiện, gây táo bón.
- Đang dùng thuốc
Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng, trở thành nguyên nhân của tình trạng trẻ bị táo bón. Một số loại thuốc như nhuận tràng, chống trầm cảm, thuốc kháng axit có chứa nhôm và canxi; thuốc chống cholonergic và chống co thắt, co giật,….sẽ làm xuất hiện tình trạng táo bón hoặc làm cho vấn đề này trở nên trầm trọng hơn. Vì thế, khi phát hiện ra tình trạng rối loạn tiêu hóa này ở trẻ em, hãy kiểm tra lại những loại thuốc con uống nhé. Đây có thể là nguyên nhân trẻ bị táo bón.
Nguyên nhân di truyền
Nếu trong gia đình đã từng có thành viên gặp phải vấn đề về táo bón thì nhiều khả năng con cũng sẽ chịu tình trạng tương tự.
Dư thừa vi chất canxi, hoặc sắt
Dư thừa lượng canxi hấp thụ vào trong cơ thể khiến nhu động ruột giảm đi, phân bị giữ lại trong ruột lâu, trải quá quá trình tái hấp thu, trở nên khô và khó đẩy ra ngoài. Canxi cacbonat ở nồng độ cao dễ ảnh hưởng đến nhu động ruột. Cũng như canxi, thừa sắt cũng khiến đi vệ sinh khó khăn. Vì thế, trong quá trình chăm sóc trẻ các bậc phụ huynh không được tự ý bổ sung các loại vi chất cho con. Thiếu hay thừa đều rất nguy hiểm.
Có những thói quen tưởng như vô hại nhưng lại là nguyên nhân trẻ bị táo bón. Vì thế, nắm được những vấn đề trên sẽ giúp mẹ có kế hoạch chăm sóc con khỏe mạnh và an toàn. Bên cạnh đó, nếu tình hình trở nên khó kiểm soát, đi kèm với các vấn đề sức khỏe đáng báo động thì hãy nhanh chóng đưa con đi tham khám và điều trị kịp thời nhé.
>>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị táo bón và những điều mẹ cần biết