Với các mẹ bỉm sữa, dường như nguyên nhân trẻ hay khóc đêm xuất hiện hàng ngày và không có dấu hiệu kết thúc. Xác định nguyên nhân của việc bé khóc là một vấn đề đau đầu. Khi tình trạng này kéo dài, nó thực sự khiến cho cả cha mẹ và bé kiệt sức. Tại sao bé khóc đêm không dứt? Cha mẹ hãy tìm hiểu qua những thông tin đầy đủ có trong bài viết này.
Nguyên nhân trẻ hay khóc đêm liên quan đến thể chất
Hầu hết trẻ em dưới 3 tuổi rất khó có thể giải thích cho người lớn hiểu những gì cơ thể bé cần. Đặc biệt là đối với những trẻ còn quá nhỏ để tự giúp mình làm được những việc cần thiết. Những bé này sử dụng tiếng khóc như một cách để nói với cha mẹ rằng bé cần sự giúp đỡ.
Nguyên nhân bé hay khóc đêm phổ biến về thể chất có thể bao gồm: bé cảm thấy quá lạnh, quá nóng, bé khát, đói hoặc ăn quá no, tã quá ướt, bị ngứa, đau mọc răng, quá mệt mỏi hoặc bé đã ngủ quá nhiều vào ban ngày.
Bé đau mọc răng thường quấy khóc đêm khó ngủ
Để có thể đáp ứng nhu cầu khiến bé dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngoan hơn, mẹ có thể:
- Khi bé bắt đầu khóc thường xuyên hơn vào ban đêm, trước tiên mẹ hãy kiểm tra các nguyên nhân phổ biến ở trên, hạn chế những nguyên nhân gây khó chịu sẽ là cách giúp bé cải thiện giấc ngủ một cách hiệu quả nhất.
- Giúp bé thiết lập thói quen tích cực. Hãy chắc chắn bé có đủ thời gian cho các hoạt động vào ban ngày để bé sẵn sàng đi ngủ vào ban đêm. Khi một bé học được lối sống tích cực, có thói quen riêng được thiết lập, cha mẹ nên nhận thức và tôn trọng điều đó. Ví dụ như bé thích nghe nhạc gì, đọc truyện gì, bé thu dọn đồ chơi và sắp xếp sách vở cho hoạt động học tập vào ngày hôm sau như thế nào,… Mẹ có thể thay đổi một số thói quen của bé nhưng điều quan trọng là tránh là xáo trộn lịch sinh hoạt của bé. Điều này sẽ khiến trẻ khó chịu.
- Đảm bảo bữa ăn tối là một lượng thích hợp và không quá sát giờ đi ngủ.
- Đảm bảo phòng ngủ, giường và đệm sạch sẽ, không có côn trùng hay bất cứ tác nhân nào có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.
Nếu bé con của mẹ không gặp phải nguyên nhân nào trong số những nguyên nhân này, mẹ hãy thử chú ý đến tâm trạng của bé.
Nguyên nhân trẻ hay khóc đêm liên quan đến cảm xúc và tinh thần
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần được chăm sóc và giao tiếp về mặt cảm xúc. Sự nhạy cảm của bé có thể khiến nước mắt ngay lập tức tuôn trào, đặc biệt là vào ban đêm khi bé đột nhiên bị giật mình thức dậy. Bóng tối có thể gây ra cảm giác cô đơn hoặc sợ hãi và bé cần có cha mẹ ở bên cạnh để giảm bớt tâm trạng căng thẳng của mình. Bé cũng có thể thức dậy bởi ác mộng, hoặc một số điều diễn ra ban ngày đã khiến bé sợ hãi, bé không cảm thấy mệt mỏi và muốn được chơi,…
Điều này thậm chí xảy ra với các bé trong khoảng 3-10 tuổi. Đây cũng là điều dễ hiểu vì ở lứa tuổi này, bé có sức tưởng tượng vô cùng phong phú, bé bắt đầu tìm tòi, học hỏi, tiếp nhận thông tin nhiều hơn. Những trẻ lớn hơn có thể thức dậy và đi đến giường của cha mẹ để cảm thấy được an toàn, thoải mái. Còn với trẻ nhỏ, cách duy nhất để có được sự chú ý mà bé muốn là khóc.
Khi nguyên nhân trẻ hay khóc đêm là vấn đề về cảm xúc, mẹ nên chú ý hơn đến việc:
- Tránh đưa bé vào những môi trường ồn ào, náo nhiệt hoặc cãi nhau ầm ĩ, đặc biệt là vào cuối ngày. Ngoài ra, mẹ hãy hạn chế để bé ở gần tivi, không để bé xem các cảnh bạo lực đang chiếu – ngay cả khi bé không thể xem, bé vẫn có thể nghe thấy. Ngay cả việc chơi đùa quá nhiều với bé trước khi đi ngủ cũng là không nên vì hệ thần kinh của bé bị kích thích dẫn đến khó ngủ hơn bình thường.
- Trẻ nhỏ tiếp nhận mọi tác động đến từ môi trường xung quanh và khi đêm đến, sự kích thích quá mức của vào ban ngày có thể khiến những giấc mơ đáng sợ kéo đến. Trẻ không tránh khỏi sự bồn chồn hoặc bị thức giấc trong đêm. Khi đó, cha mẹ có thể tới an ủi, ôm để xoa dịu và nhẹ nhàng dỗ bé trở lại giấc ngủ.
Nguyên nhân trẻ hay khóc đêm liên quan đến bệnh lý
Chữa khỏi bệnh là cách giúp bé ngủ ngoan và ít quấy khóc đêm
Có ít nhất 40% nguyên nhân khiến trẻ khóc vào ban đêm có liên quan đến các rối loạn hoặc bệnh lý của cơ thể. Sự khó chịu tồi tệ khiến bé không biết làm thế nào để giải thích điều này. Bé có thể gặp phải các bệnh lý về:
- Chứng khó tiêu: Bé có dấu hiệu tiếng khóc nấc khó chịu trong khi nửa tỉnh nửa ngủ, vặn mình nhiều hơn và không hứng thú với đồ ăn thức uống. Ngoài ra, mẹ có thể thấy bé nhăn nhó do bị đầy bụng, hay đánh hơi, nôn trớ,…
- Đau dạ dày: Nếu bé bắt đầu khóc đột ngột, tiếng khóc rất sắc và kéo dài với tư thế như thể đang cố gắng cuộn tròn để giảm bớt cơn đau nhói ở bụng. Bé trở nên rất nhạy cảm, dễ lo lắng, ngủ được ít hơn.
- Bệnh đường hô hấp: Sau khi bị cảm lạnh hoặc cúm thông thường, bé bị ngạt mũi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,… Bé khó thở khi ngủ và có thể bị đau đầu. Cơ thể khó chịu làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé và bé sẽ quấy khóc đêm nhiều hơn bình thường.
Với nguyên nhân bệnh lý làm bé khó ngủ và quấy khóc đêm, mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán xác định mức độ bệnh để có hướng xử trí tốt nhất cho sức khỏe của bé. Ngoài ra, mẹ vẫn nên chú ý nhiều hơn đến loại thực phẩm bé ăn, thói quen tốt và không tốt cần thay đổi trong khi ăn, cân bằng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý để tăng cường sức đề kháng giúp bé phòng bệnh.
Nguyên nhân trẻ hay khóc đêm có thể được phát hiện sớm hay muộn nhờ vào sự thấu hiểu và thời gian cha mẹ chú ý tới bé. Khi những lý do làm bé khó chịu được giải quyết, cha mẹ sẽ không còn phải quá lo lắng hay căng thẳng vì giấc ngủ ngon hàng đêm sẽ đến với bé và cả nhà.