Khóc chính là chìa khóa giúp trẻ giao tiếp thành công với bố mẹ. Thế nhưng bên cạnh đó nó cũng tiềm ẩn những nguyên nhân trẻ khóc đêm báo động đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, với mong muốn đem đến cái nhìn toàn diện cho mẹ về tình trạng khóc đêm của trẻ. Webmebe chia sẻ cùng mẹ qua bài viết dưới đây.
Trẻ khóc đêm tiềm ẩn những hậu quả gì ?
Tổn thương não bộ: Với trẻ sơ sinh, não bộ của trẻ chưa hoàn thiện. Đặc biệt giai đoạn trẻ chưa tròn 1 tuổi các noron thần kinh mới đang dần hoàn thiện và hình thành liên kết. Do đó, khi để trẻ khóc đêm quá lâu. Điều này sẽ làm não bị tổn thương. Trẻ hay khóc đêm nhiều còn rất dễ bị stress, làm giảm hệ thống miễn dịch. Đặc biệt hormon tăng trưởng ở trẻ cũng giảm sút đáng kể.
Trẻ cảm thấy mệt mỏi: Khi bé khóc đêm, thiếu ngủ trẻ sẽ dần rơi vào trạng mệt mỏi, não bộ không được nghỉ ngơi. Lâu ngày, bé sẽ càng khó vào giấc, tinh thần trẻ bất ổn thường xuyên có hiện tượng giật mình khi ngủ.
Chậm phát triển trí tuệ: Đứng dưới góc độ tâm lý học, việc các em bé hay khóc đêm nếu cha mẹ không quan tâm, phớt lờ. Khi trẻ lớn dần con có xu hướng giữ nội tâm. Gây ức chế và cản trở sự phát triển về sau của con.
Khóc đêm tiềm ẩn những mối nguy hại đến trẻ
Những nguyên nhân trẻ khóc đêm mẹ nên biết
Khi một bé trải qua những tháng ngày trong bụng mẹ, trẻ bước sang 1 thế giới mới, mọi thứ kể cả trải nghiệm cá nhân của bé đều mới mẻ đối với trẻ. Giấc ngủ được coi là một điều không chắc chắn trong số tất cả những trải nghiệm khác của anh. Do đó, trẻ có thể gặp một số khó chịu trong những tháng đầu, trước và trong khi ngủ. Lý do phổ biến nhất cho điều này là:
- Bé quấy khóc do trẻ mắc tiểu: Với các bé, mẹ cần theo dõi chủ động cho trẻ đặc điểm của con. Thông thường sau khi ngủ từ nửa tiếng đến 2 tiếng đồng hồ trẻ sẽ tiêu từ 3 đến 4 lần. Vì vậy, một chiếc tã ướt sũng sẽ gây khó chịu, thậm chí dị ứng cho trẻ dẫn đến việc con khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Do đó, hay thay ngay tã cho trẻ trước kịp thời.
- Bé đang gặp một số bệnh lý: Ví dụ như bé bị ngạt mũi. Rất nhiều trẻ khi giao mùa, bé dễ gặp phải các bệnh lý ho khan, khô họng đặc biệt là tình trạng ngạt mũi ở trẻ. Việc trẻ bị ngạt mũi đặc biệt ở trẻ sơ sinh, sẽ khiến bé rất khó thở, trẻ sẽ có xu hướng thở bằng mũi. Lúc này, cha mẹ hãy chú ý sạch mũi cho trẻ, làm mềm, hạn chế vảy mũi giúp trẻ dễ thở và trở vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
- Nhiệt độ phòng ngủ: Nhiệt độ trong phòng vô cùng quan trọng đối với giấc ngủ của trẻ. Phòng ngủ nóng quá và lạnh quá đều khiến con khó chịu. Do đó, mẹ hãy chú ý nên duy trì nhiệt độ từ 26 đến 28 độ C đồng thời thay đổi trang phục cho bé, giúp con thấy thoải mái nhất có thể.
- Những tác nhân gây dị ứng: Một số trẻ dễ bị kích ứng với một số yếu tố bên ngoài như khói thuốc, phấn rôm, thuốc xịt thậm chí dị ứng cả với thành phần sữa công thức. Những yếu tố trên đều hạn chế không khí lưu thông, đường hô hấp bị ảnh hưởng. Vì vậy, một không khí trong lành, hạn chế những ảnh hưởng từ các tác động bên ngoài cũng cần mẹ chú ý.
Những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình trạng khóc đêm, thiếu ngủ của trẻ
- Tiếng ồn: Không chỉ đối với trẻ nhỏ mà ngay cả người lớn. Âm thanh, tiếng ồn đều làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Vì vậy, một không gian yên tĩnh, hạn chế tiếng ồn luôn là điều mà mẹ cần quan tâm cho giấc ngủ của con.
- Bé đang bị sốt: Bất kỳ một tác động nào đến cơ thể non nớt của trẻ đều khiến bé khó khăn trong việc ngủ. Đặc biệt là sốt phản xạ trẻ gặp phải khi gặp phải bệnh lý nào đó. Giai đoạn này mẹ nên bổ sung cho trẻ uống nhiều nước ép hoa quả, dùng các thuốc điều trị triệu chứng cho trẻ để giúp con giảm bớt những khó chịu mà bé đang gặp phải.
- Tiêu hóa của bé đang có vấn đề: Đối với trẻ sơ sinh, giai đoạn này hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, một số enzyme của trẻ còn thiếu hụt. Vì vậy, con rất dễ gặp phải các trường hợp dị ứng, khó tiêu đối với đồ ăn. Để biết chắc chắn, hãy cho trẻ đến cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để biết con đang gặp phải vấn đề gì
- Trẻ phải xa mẹ một cách đột ngột: Mẹ là người gần gũi quan tâm, vỗ về dỗ dành trẻ. Cảm giác, hơi ấm của mẹ được trẻ cảm nhận rất rõ rệt. Do đó, khi trẻ đột nhiên rời khỏi mẹ bé sẽ cảm thấy bất an, thiếu an toàn vì vậy ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.
- Trẻ hoạt động quá mức: Mẹ chú ý hạn chế trước giờ ngủ cho trẻ, không nên để con vận động quá sức, điều đó sẽ làm não bộ trẻ hoạt động quá mức dễ gặp phải những cơn ác mộng, hay kích động quá mức về đêm của trẻ. Nên tạo cho con những hoạt động vui chơi phù hợp với trẻ. Để đảm bảo giấc ngủ tốt nhất về đêm của con.
Những nguyên nhân khiến trẻ khóc đêm dường như không còn quá xa lạ với bất kỳ ai đã và đang làm mẹ. Thế nhưng không phải mẹ nào cũng biết cách giúp con khắc phục những vấn đề đó. Trong một số trường hợp để chắc chắn nhất mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa và theo dõi những tin tức khoa học trên webmebe mẹ nhé