Không phải bà mẹ bỉm sữa nào cũng biết được đầy đủ nguyên nhân trẻ ngủ không sâu giấc. Chính vì vậy, các mẹ không tìm được chìa khóa cho vấn đề này, giúp con có giấc ngủ ngon, trọn vẹn. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ có được những cái nhìn toàn diện hơn nhé.
Giấc ngủ của bé diễn ra như thế nào?
Trước tiên, để lý giải được nguyên nhân trẻ ngủ không sâu giấc, mẹ cần hiểu được giấc ngủ của con thực chất diễn ra như thế nào. Như mẹ biết rằng, giấc ngủ của con vô cùng quan trọng, bởi nó sẽ giúp con có được sự phát triển tốt nhất cả về thể chất và trí não. Nó cũng tương tự như giấc ngủ ở người lớn, giúp chúng ta lấy lại được năng lượng sau một ngày làm việc, học tập vất vả. Nếu không được ngủ đủ giấc, con sẽ chậm phát triển ngôn ngữ, nhận thức và sự phát triển cân nặng, sức đề kháng.
Giấc ngủ của từng bé là ngắn hay kéo dài tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển và thói quen riêng của mỗi bé. Các nhà khoa học đã ghi lại thời gian ngủ phù hợp cho từng lứa tuổi, mẹ có thể đối chiếu để xem con mình có đang bị thiếu ngủ hay không dựa trên bảng này.
Khi ngủ, giấc ngủ của bé yêu sẽ trải qua 2 giai đoạn khác nhau, đó là ngủ chuyển động mắt nhanh, còn gọi là ngủ mơ – giấc ngủ REM, và một giấc ngủ nữa là giấc ngủ không mơ – non REM. Trong giai đoạn giấc ngủ REM, bé sẽ ngủ không sâu giấc, ngủ hay trằn trọc, bé có thể quay hay lăn lộn từ bên này sang bên khác, chân tay ngọ nguậy không yên. Giai đoạn này trí não của trẻ sẽ phát triển tối đa. Trong giai đoạn giấc ngủ non REM, máu đến các cơ quan của bé sẽ tăng lên, giúp năng lượng của bé được phục hồi sau quãng thời gian thức và chơi. Các cơ quan và tế bào của con cũng được phục hồi, các hormone tăng trưởng cũng được tiết ra nhiều nhất, đảm bảo cho sự phát triển của bé. Chính vì vậy, cả 2 giai đoạn của giấc ngủ là rất cần thiết. Tuy nhiên, nếu bé đang trải qua giai đoạn REM mà bỗng dưng tỉnh giấc sẽ không trải qua được giấc ngủ non REM và ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, bé sẽ không có được cân nặng và sức đề kháng như mong đợi.
Hầu hết các bế đều có nhu cầu ngủ nhiều và đôi khi còn nhiều hơn mức ba mẹ cho phép bé. Thông thường, khi một bé có thói quen ngủ ít hoặc đi ngủ muộn, nhiều cha mẹ có thể hiểu rằng là vì bé không có nhu cầu ngủ nhiều. Nhưng trên thực tế, đây lại là biểu hiện của chứng khó ngủ, khiến bé ngủ không sâu giấc.
Nguyên nhân trẻ ngủ không sâu giấc là gì?
Cha mẹ nào cũng muốn con ăn ngon, ngủ kỹ. Tuy nhiên, đôi khi không phải lúc nào các bé cũng được như mẹ mong muốn. Tình trạng bé ngủ không sâu giấc, hay quấy khóc khiến mẹ không khỏi lo lắng. Để giúp con có được giấc ngủ sâu, chất lượng thì mẹ cần biết được tại sao con lại không thể có một giấc ngủ trọn vẹn.
Đâu là lý do con ngủ không ngon?
Do đặc điểm sinh lý giấc ngủ của trẻ
Như những phân tích ở phần trên, mẹ có thể thấy giấc ngủ của bé trải qua 2 giai đoạn, và có một giai đoạn ngủ REM là bé ngủ mơ, ngủ không sâu giấc. Trong giai đoạn ngủ này bé vẫn có thể hoạt động và thậm chí bé cũng phát triển và lớn lên ngay trong lúc ngủ.
Đôi khi cha mẹ cũng cảm thấy mệt mỏi vì nhịp thức ngủ của trẻ, và trẻ ngủ không sâu giấc vào ban đêm, tỉnh dậy để chơi hoặc quấy khóc. Các nhà khoa học cũng khuyên mệ không nên quá căng thẳng khi phải đối mặt với tình trạng này. Mẹ hãy xem như đây là nguyên tắc và nhu cầu trong quá trình phát triển của con, và thay vì cố dỗ con đi vào giấc ngủ, mẹ hãy giúp bé thực hiện điều mình muốn vào ban đêm. Điều này có thể đi ngược với mong muốn của mẹ và các chuyên gia đưa ra kỹ thuật và phương pháp luyện ngủ cho trẻ. Nhưng mẹ yên tâm, trong quá trình phát triển bé sẽ trải qua rất nhiều giai đoạn và giai đoạn này cũng sẽ qua nhanh thôi.
Bé cảm thấy không an toàn
Khi còn ở trong bụng mẹ, bé đã quen với hơi ấm và sự an toàn tuyệt đối. Nhưng khi ra ngoài, đối diện với không gian mênh mông rộng mở, với tiếng ồn, với rất nhiều gương mặt tiếp xúc mỗi ngày sẽ khiến bé có đôi chút lo lắng và có cảm giác không an toàn.
Chính cảm giác không an toàn này khiến bé khó có thể thích nghi ngay được với môi trường bên ngoài, bé sẽ khó ngủ và ngủ không sâu giấc như mẹ mong muốn. Nếu bé yêu của mẹ gặp tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc, mẹ nên kiên nhẫn, tập luyện từ từ khi muốn tách con ra ngủ riêng. Tốt nhất mẹ nên xen kẽ chỗ ngủ quen thuộc và chỗ mới để con làm quen dần.
Mẹ cho con ngủ không đúng lúc
Việc ép bé ngủ khi bé còn thức hoặc bỏ qua những dấu hiệu buồn ngủ của con sẽ khiến bé ngủ không ngon giấc. Điều này rất dễ hiểu, bởi khi con còn đang thấy hứng thú với món đồ chơi, sự quan sát thế giới xung quanh, bé hết sức tỉnh táo mà mẹ ra sức vỗ về, đung đưa, hát ru con ngủ sẽ khiến con đi vào giấc ngủ một cách bị ép buộc dẫn đến con ngủ không sâu. Ngoài ra, khi con đã có dấu hiệu buồn ngủ như ngáp, dụi mắt, không muốn chơi,… mà mẹ không chú ý hoặc cố gắng cho con đợi đến đúng giờ mới ngủ sẽ khiến giấc ngủ của bé bị ảnh hưởng, con ngủ không ngon.
Mẹ nên nhớ rằng, với những trẻ dưới 3 tháng tuổi, bé sẽ thường thức ngủ theo nhu cầu sinh lý của cơ thể, mẹ không nên ép ngủ hay luyện ngủ cho con khi bé chưa sẵn sàng. Khi con lớn hơn một chút, mẹ hoàn toàn có thể xây dựng thời gian biểu cho giấc ngủ của con.
Bé không được đáp ứng những nhu cầu cơ bản
Những nhu cầu cơ bản của bé bao gồm được ăn no, giường ngủ, phòng ngủ sạch sẽ thoáng mát, tã bỉm sạch sẽ, quần áo mềm mại, khô thoáng,… Khi những nhu cầu này không được đáp ứng sẽ khiến bé có cảm giác không thoải mái và bé trở nên khó ngủ, ngủ không ngon, sâu giấc.
Chắc hẳn mẹ đã nắm được những nguyên nhân cơ bản khiến bé ngủ không ngon giấc rồi đúng không nào. Mẹ hãy chú ý quan sát những thay đổi của con yêu để tìm được nguyên nhân và có hướng khắc phục tình trạng trẻ ngủ không sâu giấc tốt nhất nhé.
>>> Xem thêm: Bé sốt cao ngủ giật mình có nguy hiểm không?