Nhiệt miệng ở trẻ nhỏ có thể gây đau đớn và ảnh hưởng đến việc ăn uống. Thông thường chúng không phải là một vấn đề nghiêm trọng. Hầu hết các vết loét miệng có thể dễ dàng được điều trị tại nhà qua những phương pháp an toàn, nhanh chóng.
Nguyên nhân và các biểu hiện của nhiệt miệng ở trẻ nhỏ
Nhiệt miệng là những đốm trắng được bao quanh bởi một khu vực bị viêm, đỏ xuất hiện trên môi và nướu. Chúng đau đớn và khiến việc nói và nhai cực kỳ khó khăn đối với trẻ em. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bao gồm chấn thương miệng, các loại virus và vi khuẩn tấn công, sâu răng hoặc viêm chân răng, hệ miễn dịch suy giảm, thiếu hụt các loại vi chất như vitamin B12, sắt hoặc suy giảm chức năng gan, gan suy yếu,….
Nhiệt miệng ở trẻ nhỏ thường có màu trắng, viền đỏ. Ban đầu, vết loát có kích thước nhỏ khoảng từ 1 – 2mm, sau đó có thể lớn dần lên trong khoảng 8 – 10mm. Có một số loại vết loét miệng khác như có màu trắng, đỏ hoặc vàng. Đôi khi, một vết loét mọc lên sẽ “lây” sang các vị trí khác trong miệng. Con bạn có thể bị đau một hoặc nhiều hơn một lần cùng một lúc. Các triệu chứng nhiệt miệng có thể bao gồm:
– Đau đớn, khó chịu trong miệng, khóc, không muốn ăn
– Sưng miệng
– Chảy nhiều nước dãi hơn bình thường
– Có thể sốt nhẹ, đi kèm với đau đầu
– Nướu răng có thể bị sưng hoặc chảy máu
– Tính tình cáu gắt, dễ nổi nóng
LƯU Ý: Nếu con bạn bị đau bên ngoài miệng, đó có thể là vết loét lạnh. Vết loét lạnh có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp, và là dấu hiệu của bệnh. Đưa bé đi khám để có phương pháp điều trị kịp thời.
>>> Xem thêm: Mách mẹ cách vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh
Các biện pháp điều trị nhiệt miệng ở trẻ nhỏ ngay tại nhà
Loét miệng gây ra những khó khăn nhất định trong quá trình sinh hoạt, ăn uống bình thường của trẻ. Thông qua những biểu hiện bên ngoài cha mẹ có thể dễ dàng nhận ra tình trạng nhiệt miệng của con. Dưới đây là một số cách làm ngay tại nhà giúp mẹ kiểm soát vấn đề và nhanh chóng tìm lại cảm giác dễ chịu cho bé.
1, Mật ong
Nếu con bạn trên một tuổi, bạn có thể sử dụng mật ong để điều trị nhiệt miệng (cho bé dưới 1 tuổi dùng mật ong là nguy hiểm). Mật ong có đặc tính chống vi khuẩn tuyệt vời, giúp vết loét mau lành. Hơn nữa, mùi vị ngọt, thơm ngon nên bé dễ dàng chấp nhận. Dùng ngón tay sạch của mẹ bôi một chút mật ong lên trên vết nhiệt của con. Một vài lần mỗi ngày sẽ giúp bé nhanh chóng lành lại.
2, Nha đam giúp điều trị nhiệt miệng ở trẻ nhỏ đơn giản
Không chỉ có tác dụng cung cấp nước cho cơ thể, tăng cường chức năng gan, nha đam còn được biết đến là một bài thuốc chữa nhiệt miệng cho trẻ hiệu quả và đơn giản. Nha đam có chứa một số hợp chất chống viêm như axit salixylic, chromone C-glucosyl và enzyme bradykinase – một loại kinin huyết tương. Do đó, nha đam có thể giúp điều trị nhiệt miệng của trẻ rất tốt. Bạn có thể bôi gel lên vùng bị ảnh hưởng hoặc trộn với nước lạnh, rửa ba lần một ngày để có kết quả tuyệt vời.
3, Nước cam thảo
Bạn có thể ngâm một muỗng rễ cam thảo trong 2 cốc nước, cho con bạn súc miệng vài lần một ngày để chữa lành nhiệt miệng ở trẻ nhỏ. Để có tác dụng tốt nhất, mẹ có thể trộn bột cam thảo với một ít bột nghệ hoặc mật ong, sau đó bôi lên vùng bị ảnh hưởng. Cam thảo sẽ hoạt động như một chất khử, và nó cũng có đặc tính chống viêm giúp giảm đau và sưng xung quanh vết loét. Ngay cả khi vết nhiệt miệng đang ở mức nghiêm trọng và nặng nhất, bạn sẽ thấy kết quả ngay lập tức và vết đỏ giảm dần.
Dùng nước cam thảo trị nhiệt miệng cho trẻ
4, Dừa và các sản phẩm từ dừa
Dầu dừa, nước dừa đều có khả năng làm giảm các vết nhiệt miệng, giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Cho con uống nước dừa hoặc dùng nước dừa để súc miệng vài lần mỗi ngày. Mẹ cũng có thể bôi dầu dừa lên vết loét. Dầu dừa có tính kháng khuẩn, kháng viêm, giúp cho vết thương ở miệng nhanh chóng được lành lại. Dầu dừa hoạt động tốt nhất cho trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi và trẻ nhỏ.
5, Hành tây
Hành tây được chứng minh là có tính kháng khuẩn mạnh, tiêu diệt các vi khuẩn lây nhiễm, vì thế có thể giúp giải quyết tình trạng nhiệt miệng ở trẻ nhỏ. Cách thực hiện đơn giản, chỉ cần đặt một lát hành tây vào vết loét và bảo con giữ yên khoảng 15 phút. Sau đó, bỏ biếng hành ra và súc miệng. Có thể gây đau và khó khăn lúc đầu, nhưng sau đó hành tây có thể giúp làm lành và dịu cơn đau nhanh chóng.
6, Lá húng quế chữa nhiệt miệng ở trẻ nhỏ
Lá húng quế là một phương thuốc tuyệt vời khác cho vấn đề nhiệt miệng ở trẻ. Lá của nó có chứa các dược tính và có thể chữa loét trong nháy mắt. Lá húng quế được dùng bằng cách cho trẻ nhai mỗi lần 2 – 3 lá húng quế, giảm đau là dịu các vết loét.
7, Nước muối loãng
Nếu bé nhà bạn đã lớn, hãy thử sử dụng nước muối loãng cho con súc miệng hàng ngày. Nước muối có tính sát khuẩn cao, rất tốt cho việc trẻ bị nhiệt miệng.
Sử dụng nước muối loãng trị nhiệt miệng ở trẻ nhỏ cũng rất hiệu quả
Nhiệt miệng ở trẻ nhỏ – Khi nào là vấn đề quan trọng?
Nhiệt miệng gây khó khăn trong việc ăn uống, sinh hoạt ở trẻ nhưng không phải là vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trẻ bị nhiệt miệng cần có sự hỗ trợ y tế. Đó là:
– Nhiệt miệng đi kèm với sốt cao bất ngờ
– Bé bị đau ở vùng bụng
– Không ăn, giảm cân nhanh chóng
– Dấu hiệu khác thường về tiêu hóa, phân lỏng, hoặc phân kèm máu
– Xấu hiện thêm những vết lở loét ở bên ngoài khu vực miệng như tay, chân, cổ,….
– Có dấu hiệu mất nước (môi khô, nứt nẻ, đi vệ sinh ít hoặc không đi, cáu gắt, mệt mỏi,…)
Trong hầu hết các trường hợp, nhiệt miệng ở trẻ nhỏ sẽ giảm và biến mất mà không để lại bất kỳ ảnh hưởng lâu dài nào đối với trẻ em. Trên đây là gợi ý cho mẹ những cách giúp mẹ giải quyết vấn đề nhiệt miệng một cách hiệu quả nhất. Trong thời gian bị bệnh, con sẽ có sự cáu gắt, hay nũng mẹ, hãy kiên nhẫn để chăm sóc con tốt nhất nhé.
>>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng mẹ nên làm gì?