Những điều gì đang xảy ra khi một em bé tỉnh dậy giữa đêm và khóc lóc? Tại sao trẻ hay khóc đêm, có phải do trẻ đang gặp phải một cơn ác mộng? Làm thế nào để giúp mẹ và bé thoát khỏi tình cảnh này mỗi đêm? Phân tích của Tiến sĩ Joseph Mercy dưới đây sẽ giúp mẹ lý giải được tình trạng này của con.
Những lý do giải thích cho câu hỏi tại sao trẻ hay khóc đêm?
Mẹ có thể tỉnh giấc giữa đêm và nhận thấy rằng, mặc dù không có bất kể vấn đề gì bất thường đang diễn ra nhưng em bé lại đang gào khóc rất dữ dội. Theo Tiến sĩ Joseph Mercy tại Trung tâm Nhi khoa New York (Mỹ), tiếng khóc của trẻ có thể là để truyền thông điệp tới trẻ rằng trẻ đang đói, đau, sợ hãi… hoặc nhiều vấn đề khác nữa. Vì vậy, làm thế nào để mẹ biết chính xác những gì đang diễn ra với bé hay em bé đang cố gắng nói gì với mẹ? Mẹ hãy thử xem xét từng nguyên nhân ngay dưới đây nhé!
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ hay khóc đêm mẹ cần lưu ý
Bé khóc chỉ vì… cảm thấy muốn khóc
Nếu em của bạn dưới 6 tháng tuổi, bé có thể khóc bất kỳ lúc nào mà không cần lý do. Đây là tình trạng mà các mẹ hay gọi là trẻ khóc dạ đề. Điều đó rất bình thường nhưng gây căng thẳng, mệt mỏi cho cả bé và những thành viên khác trong gia đình. Đôi khi, chỉ cần đơn giản là bế bé lên và ôm bé vào lòng cũng giúp làm dịu cơn khóc của bé.
Bé đang đói
Đây có lẽ là điều đầu tiên mà mẹ nên nghĩ đến khi bé khóc. Việc học cách nhận biết các dấu hiệu khi đói của bé sẽ giúp mẹ cho bé bú đầy đủ, hạn chế tình trạng trẻ hay khóc đêm vì đói. Một số dấu hiệu đói của bé cần được chú ý bao gồm trẻ sơ sinh quấy khóc, bé mút tay, khi mẹ bế bé lên thì thấy bé rúc vào ngực mẹ.
Bé gặp vấn đề về dạ dày và tiêu hóa
Những vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa khiến bé khóc rất nhiều. Bé có thể khóc liên tục nhiều giờ và liên tiếp trong nhiều ngày nếu tình trạng này không được giải quyết.
Mẹ Hà Anh ở Nam Định có chia sẻ, bé nhà mẹ cũng từng khóc ngằn ngặt suốt đêm này qua đêm khác, ban ngày cũng khóc mà mẹ làm nhiều mẹo khác nhau vẫn không thể chấm dứt được tình trạng này. Sau đó, mẹ Hà Anh phát hiện ra rằng, sau khi cho bé ăn no vào buổi tối, bé thường quấy khóc và khó ngủ. Hà Anh tâm sự: “Một lần khi bé Na, con gái mình 9 tháng tuổi đã khóc liên tục trong 2 giờ. Chưa bao giờ con như vậy, và lần này thậm chí có dỗ dành như thế nào cũng không được. Vợ chồng mình đã đưa bé tới 1 phòng khám nhi gần nhà. Khi vào phòng gặp bác sĩ, bác đã ấn nhẹ bụng và bé xì hơi rất dài, ngay sau đó, cảm giác là bé dễ chịu hơn và không quấy khóc nữa. Vì vậy, mỗi lần bé khóc đêm, nhất là sau khi ăn xong, mình nghĩ ngay đến vấn đề con bị đầy hơi và cho bé nằm ngửa, xoa bụng và di chuyển co duỗi nhẹ nhàng chân của bé, và bé hoàn toàn ổn”.
Về vấn đề này, Tiến sĩ Joseph Mercy cũng lưu ý với các bậc cha mẹ: “Nếu em bé của bạn quấy khóc, hãy nghĩ đến tình trạng đầy hơi của bé, hãy thử nới lỏng chun quần của bé và xoa bụng nhẹ nhàng xem có giúp ích được gì không. Nếu bé đã 3,4 ngày không đi đại tiện, mẹ hãy nghĩ đến tình trạng táo bón ở bé, đây cũng là nguyên nhân khiến bé quấy khóc. Đôi khi, một chút áp lực ở vùng bụng do những nguyên nhân kể trên cũng khiến bé bị đầy hơi khó chịu và quấy khóc”.
Trẻ hay khóc đêm vì gặp ác mộng?
Một số cha mẹ lo lắng rằng việc trẻ khóc đêm đồng nghĩa với việc bé đang gặp ác mộng. Điều này theo Tiến sĩ Joseph Mercy là thực sự chưa có câu trả lời rõ ràng. Ông cho rằng, một số bé có thể phát triển chứng sợ hãy ban đêm ngay từ khi 18 tháng tuổi hoặc nhỏ hơn. Đây là một chứng rối loạn giấc ngủ, chứng này khác với những cơn ác mộng hay gặp ở trẻ em bắt đầu từ 2 đến 4 tuổi.
Gặp ác mộng là một nguyên nhân khiến trẻ hay khóc đêm
Bé đang trải qua giai đoạn thay đổi tư thế khi di chuyển
Có một điều mà không phải cha mẹ nào cũng nhận ra, nhưng các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy, những em bé đang học bò có xu hướng thức dậy nhiều hơn vào ban đêm. Lý do mà các nhà nghiên cứu đưa ra là do tình trạng mỏi cơ, do khi thức bé tập những động tác mới nhiều hơn khi trườn và nằm một chỗ. Điều này cũng tương tự như ở người lớn, khi chúng ta bắt đầu quá trình tập luyện một bộ môn thể thao nào đó, chắc hẳn bạn sẽ thấy mỏi cơ, thậm chí là đau nhức và khó đi vào giấc ngủ ban đêm hơn. Chính vì vậy, tránh để bé vận động quá nhiều vào buổi tối, nắn bóp nhẹ nhàng chân của bé trước khi ngủ sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu và hạn chế bé thức đêm hơn.
Bé gặp vấn đề về sức khỏe
Nếu mẹ chú ý hơn về tiếng khóc của trẻ sẽ thấy, khi bé gặp vấn đề về sức khỏe, tiếng khóc của bé có thể khác quấy khóc thông thường. Hoặc là bé sẽ gào rất to, hoặc là bé khóc rên rỉ, giọng khóc yếu hơn và bé khóc liên tục.
Mẹ hãy kiểm tra nhiệt độ, mắt, miệng, tai của trẻ xem có gì bất thường hay không. Đồng thời, nhanh chóng đưa bé tới cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác nhất khi thấy có điều bất ổn về sức khỏe đang xảy ra với bé.
Một số dưỡng chất tốt dành cho trẻ hay khóc đêm
Tìm được lời giải tại sao trẻ khóc đêm mà các chuyên gia gợi ý ở trên sẽ giúp mẹ có được biện pháp khắc phục tình trạng này một cách chính xác nhất. Bên cạnh đó, mẹ nên tìm cho bé giải pháp nhanh chóng và an toàn vừa giúp trẻ ngủ ngon hơn, vừa giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết như canxi, kẽm, sắt, magie… Đặc biệt với trẻ sơ sinh cần bổ sung canxi đầy đủ, bởi canxi không chỉ tốt cho hệ xương mà còn là chất dinh dưỡng tuyệt với giúp thư giãn cơ thể ngay lập tức. Đồng thời giúp bé ngủ ngon hơn.
Hiện nay, một giải pháp được nhiều mẹ áp dụng là sử dụng các sản phẩm từ sữa có chứa thành phần Lactium giúp trẻ ngủ sâu, ngon giấc, hết tình trạng khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, ít ngủ. Chính vì vậy, các mẹ hãy lưu ý để có được lựa chọn chính xác nhất cho con nhà mình nhé!
Nếu bạn là một bà mẹ bỉm sữa đang chăm con nhỏ và thắc mắc tại sao trẻ hay khóc đêm, hãy tham khảo những lời giải mà Webmebe cung cấp trên đây nhé.
>>> Đọc thêm: Bé hay vặn mình khi ngủ thì cần bổ sung ngay 9 loại dinh dưỡng này