Sau 6 tháng tuổi, thông thường trẻ sẽ bắt đầu ăn dặm, đây cũng là thời điểm mẹ cần quan tâm đến tháp dinh dưỡng cho trẻ. Vậy, những thông tin nào mẹ cần quan tâm, làm thế nào xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp để bé hấp thụ tốt, phát triển cả chiều cao và cân nặng?
Xem thêm:
Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc mẹ cần bổ sung dưỡng chất gì?
Tháp dinh dưỡng được mô phỏng hình kim tự tháp để thể hiện lượng thực phẩm tiêu thụ cần thiết trong một tháng, từ đó thiết kế nên chế độ ăn lành mạnh, khoa học. Với từng độ tuổi, tháp dinh dưỡng sẽ khác nhau. Đặc biệt với trẻ nhỏ, tháp dinh dưỡng đặc biệt hơn rất nhiều vì đây là giai đoạn quan trọng, tiền đề cho sự phát triển của bé. Những điều quan trọng mẹ cần biết về tháp dinh dưỡng cho trẻ sẽ giúp mẹ có những kiến thức khoa học để chăm bé trong giai đoạn quan trọng của cuộc đời.
Tháp dinh dưỡng cho trẻ được mô tả như thế nào?
Tháp dinh dưỡng được thiết kế 7 tầng gồm có các nhóm thực phẩm: lương thực, rau xanh, quả chín, thịt động vật, chất béo, đường, muối sắp xếp theo thứ tự từ dưới lên trên với lượng dùng từ nhiều đến ít.
Khi trẻ nhỏ bắt đầu ăn dặm 4 nhóm dinh dưỡng: chất bột, chất béo, chất xơ, vitamin và khoảng chất được cân đối và bổ sung đầy đủ. Tháp dinh dưỡng cho trẻ cũng phải đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của 4 nhóm chất này.
Với từng độ tuổi, nhu cầu trên tháp dinh dưỡng sẽ thay đổi ít nhiều, cũng giống như trẻ nhỏ và người trưởng thành.
Tháp dinh dưỡng dưới đây là minh họa cho lứa tuổi trẻ từ 2 – 5 tuổi:
Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 2 – 5 tuổi
Có thể nói, tháp dinh dưỡng chính là tài liệu cơ sở giúp mẹ thiết kế chế độ ăn uống phù hợp nhất với các bé.
Một số điều các mẹ hay lầm tưởng về tháp dinh dưỡng cho trẻ
Cứ cho bé ăn nhiều là tốt
Nhiều mẹ nghĩ rằng khi con ăn nhiều là tốt. Vì thế cho bé ăn mọi lúc mọi nơi, đặc biệt cho ăn nhiều chất béo, đồ ngọt hay protein. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Khi ăn lượng vừa đủ, cơ thể bé hấp thụ và phát triển tốt. Nhưng khi ăn quá nhiều, một lượng lớn năng lượng không thể hấp thụ và chuyển hóa, dư thừa dẫn đến béo phì, tiểu đường, ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của bé.
Nêm nếm gia vị vào đồ ăn của bé
Đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi, mẹ không cần phải nêm nếm gia vị thêm cho các bữa ăn của trẻ. Vì trong sữa, gạo, ngũ cốc đã có một lượng muối vừa đủ cho bé. Vì thế, khi thêm vào sẽ dư thừa muối, làm gánh nặng cho thận, khiến trẻ biếng ăn, chậm phát triển.
Chất béo là không tốt cho trẻ
Nhiều mẹ nghĩ rằng, chất báo là kẻ thù của sức khỏe. Tuy nhiên điều đó không đúng. Cơ thể sẽ không thể chuyển hóa được được một số loại vitamin nếu không được hòa tan bởi chất béo. Vì thế, không được loại bỏ hết chất béo trong chế độ ăn của trẻ. Mẹ cần phân biệt đây là chất béo tốt, đâu là chất béo tác động xấu nên tránh. Một số nguồn cung cấp chất béo rất tốt cho cơ thể như dầu oliu, dầu thực vật, bơ, dầu cá.
Cho bé uống sữa là đã cung cấp đủ lượng nước cần thiết
Bên cạnh sữa, việc cho bé uống thêm nước như nước tinh khiết, nước hoa quả là cần thiết cho trẻ nhất là khi bé đã được 1 tuổi. Thông thường, mỗi ngày trẻ cần từ 1 – 1,5l nước. Mẹ cần quan tâm bổ sung nước cho con nhé.
Bên cạnh tháp dinh dưỡng cho trẻ, mẹ có thể áp dụng ĐĨA DINH DƯỠNG chia làm 4 phần: chất đạm, chất bột, rau quả và trái cây để đạt được tỉ lệ dinh dưỡng cần thiết cho bé. Quy tắc về đĩa dinh dưỡng là mỗi loại sẽ chiếm 1/4 đĩa ăn, với vòng tròn nhỏ bên ngoài khuyến cáo nên thêm sữa hoặc các chế phẩm từ sữa.
Đĩa dinh dưỡng giúp mẹ thiết kế bữa ăn cho bé đơn giản
Như vậy, với tháp dinh dưỡng, mẹ không cần phải lo lắng và suy nghĩ quá nhiều đến chế độ dinh dưỡng của bé. Hi vọng với những kiến thức webmebe vừa chia sẻ đã giúp mẹ có thêm kinh nghiệm và sự hứng thú làm cho bé những bữa ăn ngon lành. Mẹ cũng lưu ý những sai lầm hay mắc phải về dinh dưỡng để bảo vệ sức khỏe của con tốt nhất mẹ nhé.