Đối với trẻ sơ sinh, giấc ngủ đóng vai trò đặc biệt quan trọng, giúp tăng cường hormon sinh trưởng nhiều gấp 4 lần khi thức và hình thành các tế bào mới. Vậy thời gian ngủ của trẻ sơ sinh bao nhiêu là đủ? Như thế nào được gọi là giấc ngủ chất lượng? Cùng webmebe khám phá những kiến thức mẹ cần phải biết về giấc ngủ của con để chăm sóc trẻ sơ sinh được tốt nhất.
Xem thêm:
Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh: bao nhiêu là đủ?
Ngủ đủ giấc đóng vai trò quan trọng giúp trẻ sơ sinh phát triển trí não, thể lực tốt hơn, hệ thần kinh trung ương phát triển, tăng cường hệ miễn dịch, bé năng động, thích tương tác với mọi thứ xung quanh.
Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh trung bình từ 16 – 18 tiếng mỗi ngày (ngủ đêm từ 8 – 10 giờ; ngủ ngày từ 6 – 8 giờ). Trong đó, thời gian ngủ REM (giấc ngủ nhanh – Rapid eye movement) chiếm khoảng 50%, tỉ lệ này giảm xuống khi bé lớn lên. Tuy vai trò của giấc ngủ REM còn một bí ẩn, nhưng nhiều nhà khoa học cho rằng giai đoạn ngủ này rất cần thiết cho sự phát triển và bảo vệ não bộ, giúp bé phát triển trí thông minh.
Trẻ sơ sinh có thể ngủ từ 16 – 18 tiếng mỗi ngày
Nhiều mẹ có thắc mắc “Tại sao trẻ sơ sinh lại ngủ nhiều như thế?”. Ngủ đủ giấc là cách tốt nhất giúp bé lớn nhanh hơn, phát triển trí não tốt hơn và tăng cường hệ miễn dịch. Theo các bác sỹ, trẻ sơ sinh chỉ thức khi đói hoặc đi tiểu mà thôi, thời gian còn lại bé sẽ dành để ngủ. Lý do một phần trẻ chưa quen với môi trường bên ngoài, một phần vì thói quen nhắm mắt khi còn trong bụng mẹ. Vì thế mẹ không cần phải lo lắng nếu bé nhà mình ngủ nhiều.
Tuy nhiên, nếu bé ngủ quá nhiều, ngủ li bì không chịu dậy uống sữa rất có thể bé đã mắc phải một số bệnh nguy hiểm như sốt hoặc viêm màng não. Trong trường hợp xấu mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để thăm khám.
Phương pháp đảm bảo thời gian ngủ của trẻ sơ sinh đủ giấc, chất lượng
Các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ: có rất nhiều các yếu tố tác động khiến bé không ngủ đủ giấc, giấc ngủ không sâu, khó ngủ, hay quấy khóc, vặn mình. Một số những nguyên nhân điển hình ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé như:
- Môi trường ngủ không thuận lợi: bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn, không kín gió hoặc quá chật chội bí khí, ánh sáng quá mạnh,….
- Bé mắc phải một số bệnh lý như: viêm tai giữa, có giun kim, ngứa dị ứng, viêm não, ngứa do côn trùng cắn, thời tiết nóng bức tác động,…
- Thiếu các dưỡng chất cần thiết như canxi, kẽm, hoặc các vi lượng khác
- Bé bị đầy hơi, chướng bụng, bú sữa quá no trước khi đi ngủ mẹ để trẻ bị đói
- Các yếu tố khác: thay đổi trong lịch trình, thói quen của bố mẹ,…
Thiết lập thói quen ngủ tốt cho trẻ sơ sinh:
- Dạy cho bé sự khác biệt giữa ngày và đêm: nhiều trẻ sơ sinh là cú đêm khi bạn muốn đi ngủ. Sau khoảng 2 tuần tuổi mẹ có thể bắt đầu dạy bé phân biệt ngày đêm. Khi bé còn thức vào ban ngày dành thời gian chơi đùa cùng con, giữ cho ngôi nhà tràn đầy ánh sáng; nhẹ nhàng đánh thức bé dậy nếu bé đã ngủ nhiều. Vào ban đêm, nếu bé có thức giấc cũng đừng chơi đùa hay nói chuyện cùng bé, giữ ánh sáng và tiếng ồn ở mức thấp. Chẳng bao lâu bé sẽ nhận ra đêm là thời điểm để đi ngủ.
- Để cho bé cơ hội tự đi vào giấc ngủ: đặt bé nằm xuống khi bé cần đi ngủ, tránh lắc lư hay ru bé ngủ để không tạo thói quen xấu cho bé. Mẹ có thể bật nhạc nhẹ khi bé đang buồn ngủ để thiết lập thói quen ngủ cho bé.
- Chuẩn bị môi trường và điều kiện tốt nhất cho bé đi vào giấc ngủ: không gian thoáng mát, hạn chế tối đa tiếng ồn, cường độ ánh sáng, chăn gối và quần áo phù hợp với làn da,… để bé có sự thoải mái nhất đi vào giấc ngủ sâu.
Hi vọng những chia sẻ của webmebe đã giúp các phụ huynh giải đáp thắc mắc tại sao trẻ sơ sinh lại ngủ nhiều như thế. Chúc các bé luôn có giấc ngủ ngon và hạnh phúc bên cha mẹ. Nếu có bất kỳ câu hỏi hay chia sẻ nào đừng ngại ngần gửi tới chúng tôi để nhận được những lời khuyên tốt nhất nhé.