Vì nhiều lý do khác nhau, ngày nay số lượng thừa cân béo phì ở trẻ em đang ngày càng tăng. Là cha mẹ, chắc hẳn đều sẽ có thắc mắc là có thể thực hiện những bước nào để ngăn ngừa béo phì ở trẻ. Đừng bỏ qua những thông tin hữu ích trong bài viết này để có được cách chăm sóc bé khoa học, hiệu quả và an toàn.
Tại sao thừa cân béo phì ở trẻ em lại là tình trạng đáng lo ngại
Thừa cân ở trẻ xuất hiện do vấn đề dinh dưỡng không cân bằng và không đảm bảo. Thiếu hay thừa đều rất nguy hiểm. Cũng giống như bé thiếu cân, chận phát triển, trẻ béo phì cũng có những hệ lụy nghiêm trọng.
- Trẻ em béo phì có thể bị bắt nạt và trêu chọc nhiều hơn so với các bạn có cân nặng bình thường. Chúng cũng có nhiều khả năng bị cô lập xã hội, mắc các vấn đề tâm lý như trầm cảm, tự tin và lòng tự trọng thấp hơn. Những ảnh hưởng của điều này có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành.
- Thừa cân béo phì ở trẻ em làm tăng nguy cơ mắc các bệnh và bệnh mãn tính, chẳng hạn như hen suyễn, ngưng thở khi ngủ, các vấn đề về xương và khớp và tiểu đường tuýp 2. Bệnh tiểu đường loại 2 đang ngày càng có xu hướng gia tăng ở những trẻ thừa cân. Khởi phát bệnh tiểu đường ở trẻ em có thể dẫn đến bệnh tim và suy thận.
- Trẻ em béo phì cũng có nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim như huyết áp cao và cholesterol cao hơn so với các bạn có cân nặng bình thường. Gần 60% trẻ thừa cân có ít nhất một yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch (CVD) và 25% có hai hoặc nhiều yếu tố nguy cơ này.
- Trẻ em béo phì có nhiều khả năng bị béo phì khi trưởng thành. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần suốt đời.
Thừa cân béo phì ở trẻ em sẽ có những tác động xấu cả về sức khỏe và tâm thần của trẻ
>>> Xem thêm: Top những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến trẻ béo phì
Thừa cân béo phì ở trẻ em và những việc mẹ cần làm
Thói quen lành mạnh bắt đầu ở nhà. Cách tốt nhất để chống lại hoặc ngăn ngừa béo phì ở trẻ em và các vấn đề khác về cân nặng là đưa cả gia đình đi theo hướng sinh hoạt lành mạnh hơn. Lựa chọn thực phẩm tốt hơn và trở nên năng động hơn qua các hoạt động thể chất sẽ có lợi cho bé nói riêng và tất cả thành viên trong nhà nói chung.
Để giúp con bạn duy trì cân nặng khỏe mạnh, hạn chế tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ em hãy cân bằng lượng calo con bạn tiêu thụ từ thực phẩm và đồ uống với lượng calo con bạn sử dụng thông qua hoạt động thể chất và tăng trưởng bình thường. Hãy nhớ rằng mục tiêu cho trẻ em thừa cân là giảm tốc độ tăng cân trong khi cho phép tăng trưởng và phát triển bình thường. Trẻ em KHÔNG nên được đưa vào chế độ ăn kiêng giảm cân mà không có sự tư vấn của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
Những việc mẹ cần làm khi thừa cân béo phì ở trẻ xảy ra
- Lựa chọn những thực phẩm lành mạnh
Một phần của việc cân bằng lượng calo là ăn thực phẩm cung cấp đủ dinh dưỡng với một lượng calo thích hợp. Bạn có thể giúp trẻ học cách nhận thức những gì chúng ăn bằng cách phát triển thói quen ăn uống lành mạnh, tìm cách làm cho các món ăn yêu thích lành mạnh hơn và giảm các cám dỗ từ những thực phẩm giàu calo.
Hãy bắt đầu bằng cách thực hiện từng bước nhỏ, dần dần hướng tới thói quen ăn uống lành mạnh giống như thêm salad vào bữa tối hoặc đổi món khoai tây chiên thành rau hấp. Khi những thay đổi nhỏ đã trở thành thói quen, bạn có thể tiếp tục thêm các lựa chọn lành mạnh hơn.
Cân bằng dinh dưỡng, lựa chọn cho con những thực phẩm lành mạnh là cách mẹ kiểm soát cân nặng của trẻ
Tăng cường và khuyến khích con ăn nhiều loại trái cây và rau quả. Những loại thực phẩm như củ cải đường, cà chua, cà rốt, bí đao, khoai tây, chuối,…rất giàu các vitamin và khoáng chất, cũng rất tốt trong chế độ ăn để đối phó với tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ em.
Quan tâm đến chất lượng của bữa sáng. Trẻ ăn bữa sáng ít có khả năng thừa cân hoặc béo phì hơn những trẻ bỏ bữa ăn đầu tiên trong ngày. Tuy nhiên, điều quan trọng là tập trung vào các lựa chọn lành mạnh, như bột yến mạch, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ và ít đường, và sữa ít béo thay vì ngũ cốc có đường, bánh rán hoặc bánh nướng.
Ăn vặt lành mạnh: Để giúp con bạn ăn ít kẹo, bánh quy và các đồ ăn nhẹ không lành mạnh khác, thay vào đó, hãy thử các lựa chọn ăn vặt lành mạnh hơn như: bỏng ngô không khí mà không bơ; các loại trái cây, rau xanh, sữa thêm canxi và vitamin D.
- Khuyến khích con hoạt động thể chất và luyện tập thường xuyên
Đây là điều quan trọng khi kiểm soát tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ em. Các chuyên gia khuyên, con nên tham gia ít nhất 60 phút hoạt động thể chất ở cường độ vừa phải hầu hết các ngày trong tuần, tốt nhất là hàng ngày. Hãy nhớ rằng trẻ em bắt chước người lớn. Vì thế, hãy bắt đầu thêm hoạt động thể chất vào thói quen hàng ngày của riêng bạn và khuyến khích con bạn tham gia cùng. Một số ví dụ về hoạt động thể chất cường độ vừa phải bao gồm: đi bộ nhanh, nhảy dây, chơi bóng đá, bơi lội, khiêu vũ, đạp xe,….
- Giấc ngủ rất quan trọng
Ngủ đúng giờ, đủ giấc cũng là một trong những phần quan trọng giúp duy trì sức khỏe tốt của bé.
Một giấc ngủ ngon giúp bé có sự chuyển hóa năng lượng tốt để từ đó con có thể đạt mức cân nặng tốt hơn
- Giảm tối đa thời gian sử dụng các thiết bị điện tử của trẻ
Con bạn càng dành ít thời gian xem TV, chơi trò chơi video hoặc sử dụng máy tính, di động, chúng sẽ càng dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động thể chất.
Giới hạn thời gian màn hình hàng ngày. Các nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa thời gian trên màn hình và béo phì, vì vậy hãy đặt giới hạn cho việc xem TV, chơi game và lướt web của con bạn. Các chuyên gia khuyên không quá hai giờ mỗi ngày.
Ngừng ăn trước TV. Hạn chế lượng calo của con bạn bằng cách hạn chế thời gian ăn trước màn hình, loại bỏ vấn đề thừa cân béo phì ở trẻ em.
Chọn một phần thưởng hoặc hình phạt khác nhau. Thay vì thưởng cho con bạn nhiều thời gian hơn trước tivi hoặc máy tính, hãy hứa hẹn một điều gì đó khác biệt, chẳng hạn như đi chơi hoặc một hoạt động mà chúng lựa chọn.
Thực hiện những thay đổi nhỏ trong thói quen hàng ngày, từ đó hướng dần đến những điều lớn lao hơn chính là cách mẹ kiểm soát vấn đề thừa cân béo phì ở trẻ em. Trẻ thừa cân sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và quan hệ xã hội, mẹ đừng chủ quan nhé.
>>> Xem thêm: Ngủ trưa có mập không: Giải đáp thắc mắc