Nhiều trẻ em gặp vấn đề về rối loạn giấc ngủ có được kê các loại thuốc ngủ ngon cho bé hay không? Đây là vấn đề được đặt ra cho các nhà khoa học. Để tìm lời giải cho câu hỏi này, các nhà khoa học tại Mỹ đã làm một cuộc nghiên cứu trên diện rộng. Kết quả của nghiên cứu này ra sao, và các nhà khoa học đánh giá như thế nào về việc dùng thuốc ngủ cho bé, các mẹ đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích dưới đây nhé!
Nghiên cứu từ Đại học bang Ohio: 81% trẻ mất ngủ được kê thuốc
Thống kê từ một nghiên cứu của Đại học bang Ohio và Đại học Missouri (Hoa Kỳ) cho thấy: Trong 18.6 triệu lượt trẻ gặp các vấn đề về giấc ngủ tới khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa, có 81% trong số đố được kê đơn thuốc ngủ ngon cho bé. Nghiên cứu này đã được đăng tải trên tạp chí Sleeping, số ra ngày 1/8/2016.
Nghiên cứu này được GS.TS Milap C. Nahata, Trưởng khoa Dược tại Đại học bang Ohio và khoa Nội tại Đại học Y khoa, cũng là người đứng đầu nghiên cứu và các cộng sự thực hiện. Nghiên cứu đánh giá thông tin từ một cơ sở dữ liệu lớn, đó là cuộc Khảo sát Chăm sóc Y tế Quốc gia. GS Nahata cho biết: “Các bác sĩ thường có xu hướng can thiệp bằng thuốc ngay lập tức khi trẻ có vấn đề về giấc ngủ. Những phát hiện này gây lo ngại bởi những ảnh hưởng của thuốc tới sự phát triển của trẻ”.
Mặc dù GS Nahata và các cộng sự là chuyên gia về giấc ngủ của trẻ cũng đồng ý rằng, đôi khi thuốc có thể giúp trẻ gặp một số vấn đề về giấc ngủ, nhưng họ cho rằng thuốc được sử dụng tốt nhất khi kết hợp với các phương pháp khác, hoặc chỉ sử dụng khi các phương pháp khác không đạt được kết quả. Có rất nhiều phương pháp cải thiện giấc ngủ của trẻ có thể thực hiện trước khi dùng thuốc, chẳng hạn như liệu pháp hành vi. Nahata đã tuyên bố trên WebMD (một website nổi tiếng về lĩnh lực Y dược học) rằng, các nghiên cứu về việc sử dụng thuốc cho bé ngủ ngon là thực sự cần thiết.
Cần có nghiên cứu về việc dùng thuốc ngủ ngon cho bé
Nahata nói rằng nhóm của ông đã thực hiện nghiên cứu này vì cho đến nay chưa có một nghiên cứu lớn nào thực hiện về lĩnh vực này. Và kết quả của nghiên cứu thực sự làm ông ngạc nhiên. Thuốc kháng histamine thường được kê đơn cho các vấn đề về giấc ngủ của trẻ em, được kê đơn trong 33% số lần khám; tiếp theo là thuốc hoạt huyết (26%), nhóm thuốc benzodiazepin (15%), thuốc chống trầm cảm (6%) và thuốc ngủ điều trị ngắn hạn khác như zaleplon (1%).
Trên thực tế, các loại thuốc này gây ra vô vàn tác hại cho sức khỏe của trẻ, chẳng,hạn như gây dị ứng, phát ban, khó thở; sưng ở vùng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng, gây lệ thuộc thuốc. Chính vì vậy, theo GS Nahata việc sử dụng thuốc chỉ nên thực hành khi thực sự cần thiết.
Một chuyên gia khác về giấc ngủ ở trẻ là Giáo sư William Kohler, Giám đốc y khoa của Viện giấc ngủ Florida ở Spring Hills và Giám đốc chăm sóc giấc ngủ Nhi tại Bệnh viện Đại học Cộng đồng ở Tampa nói, ông không ngạc nhiên khi nghiên cứu của Nahata cho thấy việc sử dụng thuốc ở trẻ em là phổ biến, ông đã quá quen với tình trạng này. Thực tế, Kohler không tham gia vào nghiên cứu nhưng giống như Nahata, Kohler kêu gọi cần có một nghiên cứu sâu và rộng về các loại thuốc cho bé ngủ ngon.
Phương pháp điều trị thay thế thuốc ngủ ngon cho bé
Mặc dù khó ngủ là tình trạng thường được cho là chỉ xuất hiện ở người trưởng thành, nhưng trên thực tế lại không phải như vậy. “Rối loạn giấc ngủ có thể xuất hiện ở những thời điểm khác của cuộc đời mỗi người”, Nahata nói, “có tới 25% trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên gặp các vấn đề về giấc ngủ”.
Nguyên nhân gây ra bệnh chứng mất ngủ, khó ngủ ở trẻ có thể bao gồm rất nhiều vấn đề, như mộng du, ác mộng, ngủ không yên, tinh thần bị kích động và trẻ không chịu đi ngủ. Với nhiều trường hợp, tình trạng này chỉ xảy ra trong một giai đoạn, nhưng nhiều trường hợp khác thì tình trạng mất ngủ, ngủ không đủ giấc lại là một vấn đề diễn biến thường xuyên, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển cả thể chất lẫn tinh thần của trẻ.
Nhóm nghiên cứu của GS Nahata cũng xem xét mức độ thường xuyên của việc sử dụng các phương pháp khác cho trẻ em bị khó ngủ. Họ phát hiện ra rằng, việc tư vấn chế độ ăn uống và dinh dưỡng được khuyên dùng cho 7% trẻ em và 22% các trường hợp trẻ bị rối loạn giấc ngủ khác được chỉ định trị liệu bằng liệu pháp hành vi, trị liệu tâm lý và kiểm soát căng thẳng để giảm bớt các vấn đề về giấc ngủ. Ngoài ra, đối với 19% trường hợp các bé khó ngủ được chỉ định cả hai liệu pháp hành vi và điều trị bằng thuốc để kiểm soát tình trạng bệnh.
Theo GS Kohler, việc điều trị sớm tình trạng mất ngủ ở trẻ em là rất quan trọng, thực hiện càng sớm thì càng tốt. Ông nói: “Một đứa trẻ không ngủ ngon sẽ không thể học tốt hoặc hành vi xã hội cũng sẽ không thể tốt được”.
Kohler cho rằng, thuốc có thể hỗ trợ cho bé nếu được kê đơn một cách phù hợp. Nếu thực sự cần dùng đến thuốc, nó nến được sử dụng lý tưởng nhất là cho đến khi có các dấu hiệu cải thiện, và ngay sau đó trẻ sẽ được ngưng thuốc. Và theo ông, thuốc không nên được sử dụng một mình, trị liệu hành vi và phương pháp không dùng thuốc khác được khuyên là tốt hơn. Đây cũng chính là quan điểm của GS Nahata được nhắc đến ở phần trên.
Cha mẹ có thể làm gì để giúp con có giấc ngủ ngon hơn?
Như những phân tích của các chuyên gia ở trên, việc sử dụng thuốc giúp ngủ ngon cho trẻ nên hạn chế hết mức có thể. Cha mẹ có thể hỗ trợ để con dễ ngủ và có giấc ngủ chất lượng hơn nhờ một số cách sau:
- Theo GS Kohler, cha mẹ nên thiết lập thói quen đi ngủ đúng giờ và tạo không gian ngủ trong phòng có lợi nhất cho giấc ngủ của trẻ, chẳng hạn như giữ phòng thông thoáng, tránh tiếng ồn, hạn chế ánh sáng.
- Giờ đi ngủ và giờ thức dậy của con nên giống nhau từ ngày ngày sang ngày khác, kể có đó là ngày nghỉ. Chính vị vậy, cha mẹ nên ra những điều kiện cần thiết để con có thể nghiêm túc tuần thủ mà không cảm thấy bị ép buộc. Để thực hiện được điều này, GS Kohler khuyên rằng, không nên để các thiết bị điện tự như tivi, máy tính, điện thoại trong phòng ngủ của trẻ.
- GS Nahata thì đưa ra lời khuyên rằng, với những trẻ mất ngủ, cha mẹ hãy cắt bỏ đồ uống hoặc ăn có chứa cacao và chocolate trong thực đơn của trẻ, đặc biệt là trong khoảng thời gian sau 2-3h chiều.
- Việc cha mẹ nắm được thời gian ngủ mỗi ngày theo từng giai đoạn của trẻ cũng là hết sức quan trọng. Theo Nahata, một trẻ sơ sinh cần 14 hoặc 15 giờ ngủ mỗi ngày, trẻ em từ 1 đến 5 tuổi cần 12 đến 14h, trẻ em 6 đến 12 cần 9 đến 11h, và thanh thiếu niên cần khoảng 9h. Từ đó, cha mẹ có thể hỗ trợ con thiết lập thời gian ngủ được khoa học nhất, hạn chế tình trạng rối loạn giấc ngủ của con.
Như vậy các mẹ đã hiểu phần nào và có quan điểm cho mình về việc dùng thuốc cho bé ngủ ngon rồi phải không nào. Thuốc là cần thiết trong một số trường hợp, nhưng trên hết, mẹ hãy là người hiểu con nhất và tìm ra những biện pháp hỗ trợ để con có được giấc ngủ ngon nhất mà không cần đến thuốc men, mẹ nhé!
>>> Xem thêm: Phương pháp chống muỗi tự nhiên cho bé ngủ ngon, yên giấc