Có phải bạn đang chăm sóc một trẻ 2 tuổi? Và đó là một đứa trẻ 2 tuổi hay quấy khóc? Hãy tìm hiểu 3 cách hữu hiệu để ngăn chặn tiếng rên rỉ và quấy khóc suốt ngày của bé, kể cả là với những bé được xem là phiền phức nhất quả đất.
Làm thế nào để đối phó với trẻ 2 tuổi hay quấy khóc?
Trẻ 2 tuổi là giai đoạn bé đã biết đi khá vững vàng và vẫn còn đang học nói, do đó, bé có thể khóc lóc rên rỉ vì đủ loại lý do. Có thể là bé đau bụng, đau răng nhưng chưa thể hiện được qua ngôn ngữ, bé thích ăn bánh kẹo ngọt trong khi cha mẹ hạn chế bé,… Nhưng cốt lõi của việc trẻ 2 tuổi hay quấy khóc là bé muốn được cha mẹ lắng nghe và thấu hiểu bé, trong khi đó có thể là điều rất vô lý với người lớn.
Thái độ và hành vi của bé lúc này là biểu hiện của một số nhu cầu và sự nỗ lực thực hiện những điều bé muốn làm dịu bản thân trong các tình huống khác nhau. Bé ham thích tìm hiểu và học hỏi nhiều điều, nhưng khả năng của bé chưa cho phép bé làm được tất cả những điều bé muốn. Cuối cùng thì việc quấy khóc sẽ giúp bé giải tỏa phần nào sự thất vọng với bản thân bé.
Thường thì bé có thể trải qua những điều khó chịu và vượt qua chúng khi bé lớn lên. Tuy nhiên, cha mẹ cần hiểu bé, biết cách giúp đỡ, giáo dục bé cách đối mặt và khắc phục những khó khăn bé gặp phải.
Cách đối phó với trẻ 2 tuổi hay quấy khóc
Tìm sự liên kết với bé
Não bộ của trẻ và người lớn hoạt động hoàn toàn khác nhau, hầu hết trẻ nhỏ và người lớn muốn những điều trái ngược. Khi một đứa trẻ hay quấy khóc thì tiếng khóc của bé thường là vì một thứ rất quan trọng. Đó là được chơi. Bé bắt đầu được thử và tiếp xúc với những điều mới mẻ của thế giới, một khi bé bị dập tắt khát khao được vui chơi, đó là khi bé dễ dàng quấy khóc mè nheo nhất.
Trong những trường hợp khác, tiếng khóc của bé chính là cách bé cố gắng truyền đạt một thông điệp cho cha mẹ. Bé sẽ tiếp tục khóc cho đến khi cảm thấy được nghe và hiểu, được đáp ứng nhu cầu bé muốn. Nếu cha mẹ có thể biết phần giao tiếp vào với bé bị bỏ lỡ và xác nhận những gì bé muốn, đó là bước đầu tiên để giúp bé bình tĩnh lại. Trừ khi bé mong muốn được đáp ứng một thói quen xấu, hãy cố gắng tìm cách giải quyết nhu cầu chính đáng của bé. Chỉ khi đó, bé mới có thể được làm dịu và nín khóc.
Phát hiện vấn đề sức khỏe của bé
Đôi khi những dấu hiệu bệnh lý của bé rất rõ ràng, nhưng nhiều khi cha mẹ chủ quan hoặc không nhận ra và bỏ qua nó. Hãy nhớ lại và quan sát bé nhiều hơn để có thể nhận định một số điều cần lưu ý:
- Bé có được tắm nắng thường xuyên? Nếu bé không được tắm nắng thường xuyên từ khi còn sơ sinh sẽ rất dễ bị thiếu canxi – một trong những nguyên nhân khiến bé quấy khóc đêm khó ngủ.
- Bé được tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời đủ thời gian hay không? Bé không được chơi đùa, khám phá thế giới bên ngoài sẽ không khỏe mạnh bằng những bé thường xuyên vận động trong không gian thoải mái. Mẹ cũng cần lưu ý khi bé có biểu hiện không chú ý hay ngồi yên không muốn tiếp xúc hay giao tiếp với ai.
- Bé có được nghỉ ngơi đầy đủ so với độ tuổi và nhu cầu phát triển không? Hãy kiểm tra lượng thời gian và thời điểm bé ngủ.
- Bé có được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, môi trường sinh hoạt thích hợp? Bé sẽ có miễn dịch kém, dễ mắc bệnh và chậm phát triển về thể chất, trí não nếu thiếu chất và tiếp xúc với nhiều mầm bệnh.
Cải thiện tình trạng sức khỏe của bé là cách giải quyết giúp bé bớt quấy khóc và ngoan hơn. Cha mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để có hướng điều trị tích cực và đúng cách.
Dạy bé cách điều chỉnh hành vi
Đôi khi bé khóc quấy khóc lại là một điều tốt với cha mẹ. Ở phương diện giúp cha mẹ dự đoán trước những lời than vãn của bé, lập kế hoạch và chủ động thực hiện biện pháp xử trí. Từ những tình huống từng khiến trẻ quấy khóc, hãy cố gắng suy nghĩ về nhu cầu tiềm ẩn đằng sau hành vi của bé.
- Nếu đó là một hành động thể hiện lòng tốt, lịch sự, đức tính chăm chỉ,… thì hãy tìm cách để bé cảm thấy có thể kiểm soát nhiều hơn đối với một tình huống nhất định và hoàn toàn có khả năng làm mọi việc mà không cần mất bình tĩnh, than vãn. Khích lệ bé đúng lúc sẽ giúp bé tự tin hơn để có thể hoàn thành việc bé mong muốn ngoài cách quấy khóc.
- Nếu bé chưa có kinh nghiệm để đối mặt với tình huống mới, hãy tìm cách để bé có thể tận hưởng một trải nghiệm cụ thể theo cách phù hợp. Trẻ em có trí tưởng tượng rất sống động và cách để đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của bé thường là thông qua những trò chơi giả vờ. Điều này cũng có khả năng giúp đáp ứng nhu cầu kết nối giữa cha mẹ và bé.
Trẻ 2 tuổi hay quấy khóc thường là bởi vì bé đang gặp một chút rắc rối trong quá trình phát triển. Cũng giống như người lớn thỉnh thoảng khi căng thẳng sẽ tìm cách trút giận hoặc khóc để giải tỏa căng thẳng. Nhưng trẻ học được cách tự kiểm soát và học các lựa chọn thay thế để đạt được mong muốn của mình.
>>> Xem thêm: Bé ngủ không ngon giấc vì mọc răng, mẹ phải làm sao?