Chắc hẳn rất nhiều cha mẹ đã biết giấc ngủ là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ 4 tháng tuổi ngủ không sâu giấc có những đặc điểm rất riêng. Nếu tình trạng này không được cải thiện sớm thì bé có thể mắc phải một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Trẻ 4 tháng tuổi ngủ không sâu giấc là dấu hiệu bình thường hay bất thường?
Ở những trẻ 3-4 tháng tuổi, bé thường xuyên phải chịu đựng cảm giác nhức nhối vì “đau bụng”. Bé luôn cảm thấy căng thẳng, nhạy cảm với mọi kích thích của môi trường và khó chịu bởi chưa thể tự làm chủ tâm trạng của mình. Do đó, trẻ 4 tháng tuổi ngủ không sâu giấc, dễ bị tỉnh giấc khi ngủ, quấy khóc nhiều hơn cùng với giờ giấc ăn-ngủ thất thường.
Những khi gặp phải tình huống này, cha mẹ thường hay lo lắng, không biết bé con có đang gặp vấn đề gì và vì sao bé khóc dai khó dỗ như vậy. Cha mẹ hãy giữ bình tĩnh, tình trạng này sẽ chỉ kéo dài khi bé được 3-5 tháng tuổi. Quan trọng là bé “đau bụng” không phải là thực sự bị đau hay mắc bệnh đường ruột. Nguyên nhân bé khóc và ngủ không sâu giấc nằm ở sự phát triển chưa đầy đủ của hệ thần kinh non nớt của bé.
Bé 4 tháng tuổi thường bị “đau bụng” khó ngủ sâu giấc là hiện tượng sinh lý bình thường
Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên chủ quan với biểu hiện tự nhiên này của trẻ. Khi giấc ngủ của bé bị ảnh hưởng không nhỏ thì hậu quả xảy ra cũng có thể ngoài mức tưởng tượng của cha mẹ.
Hậu quả của trẻ 4 tháng tuổi ngủ không sâu giấc
Thường thì với cương vị của cha mẹ, lo lắng cho con thực sự trở thành một việc. Từ bất cứ dấu hiệu nào dù là nhỏ nhất của bé như: bé ăn kém hơn hôm qua một chút, bé hay giật mình khi ngủ, bé bỗng nhiên khóc ngay khi tỉnh giấc,… đều khiến cha mẹ lo lắng. Nhưng sự lo lắng của cha mẹ không phải là dư thừa. Đôi khi với bản năng của những người làm cha mẹ, mối nguy hiểm đối với bé thực sự hiện lên rõ ràng. Đừng để bé ngủ không sâu giấc, quấy khóc đêm, thiếu ngủ quá lâu, bởi trẻ 4 tháng tuổi ngủ không sâu giấc có thể gặp phải một số nguy cơ sau:
- Chậm tăng cân và phát triển chiều cao: Giấc ngủ sâu và đủ thời gian tiêu chuẩn mỗi ngày giúp bé khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Một khi bé ngủ không sâu giấc sẽ làm ức chế tuyến yên làm giảm lượng hormone tăng trưởng được tiết ra trong cơ thể. Đó là lý do khiến bé chậm lớn, chậm tăng cân, chậm tăng trưởng chiều cao hơn những bé ngủ đủ và ngủ sâu giấc khác.
- Mất tập trung, giảm khả năng học hỏi: Não bộ của bé vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và rất dễ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố kích thích đến từ môi trường xung quanh. Bé có chất lượng giấc ngủ thấp thường có khả năng học hỏi và xử lý tình huống kém hơn. Thêm vào đó là nguy cơ của một hệ miễn dịch yếu khiến trẻ thường xuyên ốm vặt, mắc những bệnh nhiễm trùng,…
Bé ngủ không sâu giấc, thiếu ngủ sẽ chậm lớn
- Tăng nguy cơ đột tử ở trẻ nhỏ: Nếu bé hay giật mình thức giấc và quấy khóc liên tục, không có cách nào dỗ nín được sẽ dễ gây ra sự ức chế đường hô hấp, làm ngưng thở. Từ đó làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ nhỏ.
Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, trẻ ngủ không sâu giấc, quấy khóc đêm còn khiến cha mẹ mệt mỏi, căng thẳng vô cùng. Trải qua một ngày dài làm việc, giấc ngủ ban đêm rất cần thiết với cha mẹ để lấy lại năng lượng cho ngày làm việc hôm sau, nhưng lại không thể chỉ vì bé con vặn vẹo, quấy khóc. Vì vậy, cải thiện chất lượng giấc ngủ của bé là yếu tố tối quan trọng giúp cả gia đình đảm bảo một sức khỏe tốt nhất.
Trẻ 4 tháng tuổi ngủ không sâu giấc mẹ phải làm sao?
Vào thời kỳ bé khoảng 4 tháng tuổi có một số thay đổi làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Đầu của bé bắt đầu giữ thẳng được, bé hay cười và thích chơi với cha mẹ nhiều hơn. Thế giới xung quanh trở nên hấp dẫn và bé có thể ham chơi và quên ngủ. Đồng hồ sinh học của bé cũng làm việc tốt hơn, bé dần hình thành thói quen ngủ. Do đó, để giúp bé ngủ ngon hơn, mẹ có thể:
- Đảm bảo môi trường ngủ thích hợp: Bé rất nhạy cảm với tác động của môi trường, vì thế mẹ hãy giúp bé có được một không gian ngủ thoáng đãng, nhiệt độ thích hợp, yên tĩnh, ánh sáng vừa phải, chăn gối mềm mại, kiểm tra tã bỉm của bé thường xuyên, tránh để bé bị côn trùng đốt,…
- Dạy bé phân biệt ngày-đêm: Điều này giúp bé ngủ ngon giấc hơn vào ban đêm và có được lịch ngủ hợp lý vào ban ngày. Vào ban ngày, mẹ hãy để bé ngủ với tiếng ồn “trắng” như tiếng máy giặt, tiếng quạt, ánh sáng không quá chói chang và mẹ hãy chơi với bé giữa những giấc ngủ ngắn. Vào ban đêm, bé cần giấc ngủ dài trong không gian yên tĩnh tối đa, ánh sáng dịu nhẹ. Khi bé thức giấc giữa đêm, mẹ hãy giữ phòng ngủ tối và cố gắng không nói chuyện với bé.
- Tạo thói quen trước khi đi ngủ: Hãy tạo một vài thói quen tốt cho bé và thực hiện hàng ngày. Mẹ có thể tắm cho bé, hát ru, đọc truyện cho bé nghe,… Và tránh những thói quen xấu như cho bé xem tivi, điện thoại trước khi ngủ. Mẹ cần chú ý rằng, nên cho bé vào chỗ ngủ khi bé còn thức, không nên bế bé ngủ trên tay sau đó mới đặt bé. Hoặc để giấc ngủ của bé phải phụ thuộc quá nhiều vào một thứ gì đó, điều này là không tốt cho tính tự lập của bé.
- Bổ sung Lactium: Tình trạng ngủ không sâu giấc của bé có thể cải thiện dễ dàng nhờ cách bổ sung Lactium cho bé. Lactium là dưỡng chất từ sữa giúp nuôi dưỡng trí não và thư giãn tinh thần, giúp bé giảm căng thẳng và đi vào giấc ngủ sâu, ngon giấc tự nhiên sinh lý. Được nghiên cứu bởi những nhà khoa học Pháp, Lactium không gây bất cứ tác dụng phụ nào, không gây phụ thuộc và an toàn với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì thế, rất nhiều bà mẹ trên thế giới đã sử dụng và bất ngờ với hiệu quả mang lại từ Lactium.
Trẻ 4 tháng tuổi ngủ không sâu giấc không đáng lo ngại vì khi trải qua giai đoạn phát triển của não bộ, bé sẽ ngủ ngon trở lại. Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên chủ quan khi bé thường xuyên vặn mình, tỉnh giấc và quấy khóc khi ngủ kéo dài. Hãy là những bậc cha mẹ thông thái để nhận biết những vấn đề bé gặp phải và có cần thiết phải khắc phục hay không, cha mẹ nhé!
>>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc mẹ cần bổ sung dưỡng chất gì?