Khi trẻ 6 tuổi khó ngủ, mẹ cần phải tìm cách khắc phục sớm cho con. Bởi khi con bạn ngủ ngon, tâm trạng của bé sẽ ổn định hơn, vui vẻ hơn và tiếp thu tốt hơn. Vậy đâu là biện pháp tốt nhất giúp bé ngủ ngon, mẹ hãy cùng tham khảo 6 lời khuyên của Tiến sĩ Nhi khoa Alex Jobs.
Trẻ 6 tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?
Theo một nghiên cứu của Tiến sĩ Alex Jobs được đăng tải trên Tạp chí Y khoa Anh quốc, ngủ đủ và đúng thời gian theo một lịch trình định sẵn là rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Đối với trẻ 6-8 tuổi, đây là thời điểm bé bắt đầu đến trường, sự phát triển của trí não, các hoạt động ngôn ngữ, khả năng tập trung của trẻ ở trường sẽ tốt hơn nếu trẻ được ngủ đủ giấc hàng ngày. Ngoài ra, giấc ngủ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao và thể trạng của trẻ. Bên cạnh đó, việc ngủ đủ giấc cũng giúp củng cố hệ thống miễn dịch của trẻ và giảm nguy cơ nhiễm trùng và bệnh tật.
Khi được 6 tuổi, trẻ cần 10 – 11 giờ ngủ một đêm và khoảng 1 tiếng ngủ vào giữa trưa. Đôi khi, nhu cầu ngủ trưa của bé không còn nữa khi bé đến lớp. Nhưng khi tan học sau một ngày, nhiều bé thường mệt mỏi sau giờ học và có thể có nhu cầu đi ngủ sớm, từ khoảng 8h30 tối. Một số trẻ có thể chìm vào giấc ngủ rất nhanh, một số trẻ khác thì sẽ trằn trọc khoảng 20 phút trước khi chìm vào giấc ngủ sâu.
>>> Xem thêm: Bé nằm sấp có là lý do khiến trẻ trằn trọc khó ngủ
Những biện pháp giúp khắc phục trẻ 6 tuổi khó ngủ
Theo lời khuyên của Tiến sĩ Alex, có 6 điều cha mẹ cần lưu ý trong việc giúp bé 6 tuổi có được giấc ngủ ngon hơn, bao gồm:
Biện pháp giúp trẻ 6 tuổi ngủ ngon
Tạo thói quen cho trẻ
Thói quen đi ngủ rất quan trọng đối với trẻ ở độ tuổi này. Nó giúp bé có thể thư giãn tối đa sau 1 ngày học tập ở trường.
Một gợi ý cho thói quen ngủ của trẻ được Tiến sĩ Alex Jobs đưa ra như sau:
- Chiều 6.45: Mặc đồ ngủ, đánh răng, đi vệ sinh.
- Tối 7.15: Thời gian yên tĩnh trong phòng ngủ với một cuốn sách và một câu chuyện trước khi đi ngủ hoặc trò chuyện yên tĩnh.
- 30 tối: Chúc ngủ ngon và tắt đèn.
Tất nhiên, thời gian có thể thay đổi tùy theo lịch sinh hoạt của mỗi gia đình. Tuy nhiên, cha mẹ nên sắp xếp và thống nhất với trẻ để đảm bảo thời gian ngủ đủ trong một ngày.
Thư giãn trước khi đi ngủ
Sau một ngày trọng đại ở trường, bé có thể suy nghĩ và lo lắng về nhiều vấn đề diễn ra trong ngày. Nếu bé vẫn tiếp tục suy nghĩ hoặc lo lắng khi đi ngủ sẽ có thể dẫn đến khó ngủ và ngủ không yên giấc, mơ ngủ.
Bạn có thể giúp con giải quyết những lo lắng đó và tạo ra giấc ngủ chất lượng cho trẻ bằng cách đọc truyện hoặc chơi một bản nhạc nhẹ nhàng.
Tắt tivi trước giờ đi ngủ ít nhất 2 tiếng
Nghiên cứu của Tiến sĩ Alex đã chỉ ra rằng, ánh sáng từ màn hình tivi, điện thoại hoặc máy tỉnh có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất hormone melatonin của cơ thể con người. Trong khi đó, đây là một hormone quan trọng trong việc điều hòa chu kỳ giấc ngủ. Chỉ cần 30 phút trước giờ ngủ mà trẻ không rời khỏi màn hình TV sẽ có thể khiến giấc ngủ của con bạn bị trì hoãn lại thêm khoảng 2 tiếng nữa. Chính vì vậy, mẹ hãy đảm bảo phòng ngủ của con không có tivi hoặc tất cả các thiết bị điện tử được tắt trước đó khoảng 2 tiếng để không ảnh hưởng đến giấc ngủ của con.
Giảm căng thẳng trước khi đi ngủ
Một loại hormone khác với tên cortisol sẽ gây căng thẳng cho trẻ và khiến trẻ khó ngủ. Khi nồng độ cortisol cao, khiến hệ thần kinh của trẻ bị kích thích và không thể đi vào giấc ngủ được. Một cách để giảm căng thẳng cho trẻ là hạn chế tối đa các yếu tố kích thích như hạ độ sáng của đèn xuống, để môi trường yên tĩnh. Điều này sẽ giúp tránh lượng cortisol dư thừa trong cơ thể của trẻ.
Tránh các chất kích thích
Hạn chế cho trẻ những chất kích thích như caffeine trong trà, cà phê, đồ uống cho hoạt động thể thao và sô cô la, đặc biệt là vào cuối buổi chiều. Những chất này sẽ có tác dụng kích thích khiến cho cơ thể khó có thể đi vào giấc ngủ được. Nếu con bạn đòi hỏi một món ăn hoặc đồ uống trước khi đi ngủ, hãy cho trẻ một ly sữa ấm, hoặc một bữa ăn nhẹ lành mạnh như trái cây hoặc bánh quy giòn.
Mẹ hãy cảnh giác với các dấu hiệu rối loạn giấc ngủ ở trẻ
Nếu mẹ đã thiết lập thói quen đi ngủ đều đặn và điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu cá nhân của con được một thời gian rồi mà trẻ vẫn gặp khó khăn khi ngủ, có thể con gặp vấn đề rối loạn giấc ngủ. Mẹ hãy theo dõi chặt chẽ cả hành vi và thói quen ngủ ban đêm của con cũng như các hoạt động của bé vào ban ngày. Nếu bé mệt mỏi thường xuyên vào ban ngày, khó tập trung vào bài tập về nhà hoặc có vấn đề về hành vi ở nhà hoặc ở trường, đó có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của tình trạng rối loạn giấc ngủ.
Không quá khó để giúp trẻ 6 tuổi thoát khỏi tình trạng ngủ ít bởi lúc này bé đã có nhận thức nhất định, cha mẹ có thể nói chuyện cho bé hiểu. Vì vậy, mẹ hãy thử áp dụng những lời khuyên của Tiến sĩ Alex để giúp trẻ ngủ ngon hơn nhé.
>>> Xem thêm: Bé khó ngủ thiếu chất gì?