Sự gia tăng số lượng trẻ béo phì đang là vấn đề đáng lo ngại. Bởi vì nó có thể gây ra các vấn đề sức khỏe và có thể dẫn đến các vấn đề xã hội. Trẻ thừa cân có nhiều khả năng bị bạn bè trêu chọc, tự ti về bản thân. Thừa cân và béo phì ở trẻ em là một trong những rủi ro quan trọng nhất đối với sức khỏe dài hạn và ngắn hạn của trẻ.
Những nguyên nhân hàng đầu của vấn đề trẻ béo phì
Béo phì là do mất cân bằng giữa năng lượng nhận vào với nhu cầu cần của cơ thể. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra vấn đề này bao gồm ăn uống, các hoạt động thể chất, di truyền, lối sống.
- Di truyền và yếu tố gia đình
Di truyền là một trong những yếu tố lớn nhất được xem là nguyên nhân gây béo phì. Tuy nhiên, tính nhạy cảm di truyền thường cần phải được kết hợp với các yếu tố hành vi và môi trường để có thể tạo ra ảnh hưởng đến cân nặng. Yếu tố di truyền chiếm ít hơn 5% các trường hợp trẻ béo phì. Do đó, trong khi di truyền có thể đóng một vai trò trong sự phát triển của béo phì, nó không phải là nguyên nhân của sự gia tăng béo phì ở trẻ em.
Các yếu tố gia đình cũng có liên quan đến khả năng béo phì. Các loại thực phẩm có sẵn trong nhà và sở thích thực phẩm của các thành viên trong gia đình có thể ảnh hưởng đến các loại thực phẩm mà trẻ ăn. Ngoài ra, bữa ăn gia đình có thể ảnh hưởng đến loại thực phẩm tiêu thụ và số lượng chúng. Cuối cùng, thói quen vận động của mọi thành viên trong gia đình đều ảnh hưởng đến đứa trẻ.
- Tỷ lệ trao đổi chất
Tỷ lệ trao đổi chất cơ bản cũng đã được nghiên cứu như là một nguyên nhân có thể gây ra béo phì. Tốc độ trao đổi chất cơ bản, hay sự trao đổi chất, là sự tiêu hao năng lượng của cơ thể cho các chức năng nghỉ ngơi bình thường. Tỷ lệ trao đổi chất cơ bản chịu trách nhiệm cho 60% tổng chi tiêu năng lượng ở người trưởng thành ít vận động. Nó đã được đưa ra giả thuyết rằng những trẻ béo phì có tỷ lệ trao đổi chất cơ bản thấp hơn.
- Thói quen và sở thích ăn đồ ăn nhanh
Tiêu thụ thức ăn nhanh chính là nguyên nhân chính làm tăng tình trạng trẻ béo phì trong những năm gần đây. Nhiều gia đình cha mẹ bận rộn thường lựa chọn những thực phẩm đồ ăn nhanh vì tiện lợi, chi phí rẻ và con cũng ưa thích. Những thực phẩm ăn nhanh này có xu hướng chứa nhiều calo mà giá trị dinh dưỡng thấp. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc ăn nhiều những thực phẩm này cũng là nguyên nhân gây thừa cân ở trẻ em.
Thói quen ăn đồ ăn nhanh là một trong những nguyên nhân tăng khả năng béo phì
- Đồ uống có đường và thức ăn vặt
Các kết quả nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy mối liên hệ giữa việc tiêu thụ đồ uống có đường, các loại thức ăn vặt và việc tăng chỉ số BMI. Đồ uống có đường thường bao gồm soda, nước trái cây đóng hộp, các loại nước ngọt, nước có gas khác. Trong khi đó, các loại thức ăn vặt được yêu thích bao gồm khoai tây chiên, đồ nướng, kẹo, bánh. Đồ uống có đưỡng được tiêu thụ nhanh hơn, dẫn đến lượng cung cấp calo cao hơn và là nguyên nhân dẫn đến trẻ béo phì. Bên cạnh đó, việc uống các loại có đường, ăn thức ăn vặt nhiều cũng giảm cảm giác thèm ăn, làm dinh dưỡng mất cân bằng.
- Lười hoạt động thể chất
Lối sống ít vận động là một trong những yếu tố có liên quan đáng kể đến tình trạng trẻ béo phì. Mỗi giờ xem truyền hình mỗi ngày làm tăng tỉ lệ béo phì ở trẻ lên 2%. Việc dành thời gian quá nhiều cho các hoạt động tĩnh tại làm giảm lượng thời gian dành cho các hoạt động thể chất. Mức năng lượng được nạp vào tăng, nhưng con không hoạt động để tiêu hao và sử dụng chúng, dẫn đến những năng lượng này tích lũy lâu ngày gây béo phì.
Bên cạnh đó, ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài cũng làm giảm thời gian dành cho các hoạt động thể chất. Không gian vui chơi của con bị giảm đi là ví dụ điển hình. Bên cạn đó, các thiết bị hỗ trợ như phương tiện đi lại,…cũng khiến cơ thể ngày càng lười. Nếu như trước đây các bé sẽ phải tự đi bộ hoặc đạp xe đến trường thì ngày nay lại được đưa đón làm giảm cơ hội vận động tiêu hao năng lượng của trẻ.
- Yếu tố tâm lý
Trầm cảm và lo âu có thể vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của bệnh béo phì. Bên cạnh đó, không hài lòng về chỉ số cơ thể cũng phần nào tác động đến chế độ ăn uống thường ngày, gây ra chứng béo phì ở trẻ nhỏ. Thiếu kiểm soát về việc ăn uống cũng dường như là hậu quả của các vấn đề về xảm xúc.
>>> Xem thêm: Ngủ trưa có mập không: Giải đáp thắc mắc
Hậu quả của việc trẻ béo phì
Béo phì ở trẻ em có thể ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe thể chất, xã hội và tình cảm của trẻ. Nó cũng liên quan đến kết quả học tập kém và chất lượng cuộc sống thấp hơn của đứa trẻ.
- Hậu quả y tế
Béo phì ở trẻ em có nguy cơ cao mắc phải các chứng bệnh như gan nhiễm mỡ, ngưng thở khi ngủ, tiểu đường tuýp 2, hen suyễn, bệnh tim mạch, sỏi túi mật, cholesterol cao, không dung nạp glucose và kháng insulin, các bệnh ngoài da , suy giảm cân bằng và các vấn đề chỉnh hình. Cho đến gần đây, nhiều tình trạng sức khỏe nói trên chỉ được tìm thấy ở người lớn; nhưng bây giờ chúng cực kỳ phổ biến ở trẻ béo phì. Mặc dù hầu hết các tình trạng sức khỏe thể chất liên quan đến béo phì ở trẻ em đều có thể phòng ngừa được và có thể biến mất khi một đứa trẻ hoặc thanh thiếu niên đạt cân nặng khỏe mạnh, một số vẫn tiếp tục có những hậu quả tiêu cực trong suốt tuổi trưởng thành. Trong những trường hợp xấu nhất, một số tình trạng sức khỏe này thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Trẻ béo phì có khả năng gặp phải các vấn đề y tế, sức khỏe
- Hậu quả xã hội
Ngoài việc liên quan đến nhiều mối quan tâm y tế, béo phì ở trẻ em còn ảnh hưởng đến sức khỏe xã hội và tình cảm của trẻ em và thanh thiếu niên. Béo phì đã được mô tả như là “một trong những trò bêu xấu nhiều nhất và xã hội chấp nhận ít nhất trong thời thơ ấu”. Trẻ béo phì, thừa cân thường bị trêu chọc và / hoặc bắt nạt đối. Con cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn khác nhau bao gồm định kiến tiêu cực, phân biệt đối xử và ngoài lề xã hội. Sự phân biệt đối xử với những người béo phì đã được tìm thấy ở trẻ em từ 2 tuổi. Trẻ thừa cân thường bị loại khỏi các hoạt động, đặc biệt là các hoạt động cạnh tranh đòi hỏi sức mạnh thể chất. Trẻ em thừa cân thường khó tham gia các hoạt động thể chất vì chúng có xu hướng chậm hơn so với các bạn cùng lứa và khó thở. Những vấn đề xã hội tiêu cực này góp phần vào sự tự tin thấp và hình ảnh cơ thể tiêu cực ở trẻ em và cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập.
Tỉ lệ trẻ béo phì đang ngày càng do những thay đổi của xã hội, gia đình, hay chế độ ăn uống. Kiểm soát cân nặng chính là một trong những cách giúp con khỏe mạnh, hạnh phúc và phát triển tốt nhất.
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm chăm sóc trẻ gầy mẹ nào cũng cần biết